Nhiều đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật


LTS: Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tiêu dùng của người dân, mà còn tạo lên những tác động tiêu cực vô cùng lớn tới kinh tế, xã hội của các địa phương. Vấn nạn trên sẽ làm niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm, ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Bởi vậy, cuộc đấu tranh đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là việc của toàn xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu đang tràn lan hiện nay.
Ý thức về vấn đề trên, thời gian qua một số người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả: nhiều đơn vị đang sản xuất, kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã cử phóng viên đi khảo sát nhiều điểm kinh doanh tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nhằm truyền tải thông tin khách quan, đa chiều, Tạp chí CHG gửi tới người tiêu dùng, cũng như độc giả thành phố Đà Nẵng một số nội dung sau khi kết thúc khảo sát của phóng viên.

Bài 1: Siêu thị Star Mart 24 kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt liệu có đúng quy định của pháp luật?
Theo quy định của pháp luật, các đơn vị kinh doanh hàng nhập từ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cần phải đảm bảo một số yếu tố: Doanh nghiệp muốn nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cần phải tiến hành: Công bố sản phẩm, xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Làm thủ tục Hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu; Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với sản phẩm nhập khẩu đã qua chế biến được bao gói sẵn, thì cơ sở phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm và tiến hành công bố sản phẩm thực phẩm.

Siêu thị Star Mart 24 địa chỉ 19- 20- 22 Phạm Văn Đồng, An Hải, Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dán nhãn phụ tiếng Việt lên sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa từ tiếng nước nước ngoài sang tiếng Việt. Đồng thời, bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Tuy nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật, nhiều cá nhân, doanh nghiệp… vẫn đang cố tình vi phạm. Điều đó có thể gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho người tiêu dùng, thậm chí có thể tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tiêu dùng của khách hàng.
Trước nỗi lo trên, thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) về việc siêu thị Starr Mart 24 kinh doanh nhiều sản phẩm là hàng tiêu dùng không nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình chọn mua và sử dụng sản phẩm. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Một số sản phẩm hàng tiêu dùng tại siêu thị Star Mart 24, địa chỉ 19- 20- 22 Phạm Văn Đồng, An Hải, Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng không có nhãn phụ tiếng Việt.

Khảo sát thực tế tại siêu thị Star Mart 24, địa chỉ 19- 20- 22 Phạm Văn Đồng, An Hải, Sơn Trà, phóng viên ghi nhận, đơn vị trên kinh doanh hàng hóa rất phong phú và đa dạng: Bánh kẹo các loại; đồ ăn vặt; dầu ăn; thực phẩm đóng hộp; các loại gia vị... Trên nhãn gốc của hàng hóa đang bày bán tại đây chủ yếu có chữ nước ngoài (Hàn Quốc và một số sản phẩm có chữ Thái Lan). Tuy nhiên, nhiều sản phẩm không thể hiện nhãn phụ tiếng Việt.
Mặc dù nhiều sản phẩm không được dán nhãn phụ tiếng Việt, thế nhưng nhân viên tư vấn bán hàng của siêu thị này chỉ biết “sơ sơ” về tiếng Hàn Quốc. Bởi vậy, khi phóng viên thắc mắc với nhân viên bán hàng tại siêu thị về các thành phần, công dụng của sản phẩm, nhân viên trên cho biết: “Ở đây có phiên dịch, nhưng do đây là giờ nghỉ trưa nên phiên dịch nghỉ”. Khi phóng viên hỏi về ngày sản xuất, hạn sử dụng... người bán hàng chỉ có thể tìm được ngày sản xuất in trên bao bì, còn hạn sử dụng và các thông tin khác là tiếng Hàn, người này cho biết: “Do không có phiên dịch ở đây, em chỉ check thông tin trên máy...”.
Quyền lợi của người tiêu dùng có được đảm bảo?
Nhằm thông tin đa chiều tới độc giả, ngày 23/11/2023, phóng viên Tạp chí CHG có liên hệ qua điện thoại với bà Phạm Ngọc Hà Quyên, quản lý của siêu thị Star Mart 24, bà Quyên cho rằng: “Thông tin do người tiêu dùng phản ánh là không đúng. Các sản phẩm bên em đều có tem phụ, nhãn mác đầy đủ, nếu khách có nhu cầu xuất hóa đơn, bên em sẽ xuất trong ngày luôn”.

Không như khẳng định của bà Quyên (quản lý của siêu thị Star Mart 24h), tại siêu thị trên vẫn chình ình hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm.

Thực tế không như những gì bà Quyên trao đổi qua điện thoại. Bởi, ngay sau cuộc trao đổi, phóng viên có quay trở lại phía siêu thị Star Mart 24, nhận thấy tại đây la liệt hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt chình ình trên các giá kệ trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Giữa lời nói và thực tế phải chăng phía quản lý của siêu thị Star Mart 24 chưa thực sự quan tâm và bảo vệ người tiêu dùng.

Hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt được nhân viên của siêu thị Star Mart 24h giới thiệu cho người tiêu dùng.

Trao đổi với ông Hồ Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về quyền lợi của người tiêu dùng, ông Giang cho biết: “Tại điều 4 luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2023, quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm: Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp; Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh; Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết; Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh; Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững; Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan…”.
Không phải ngẫu nhiên pháp luật quy định rất rõ ràng về việc kinh doanh hàng hóa nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam ngoài việc đảm bảo các điều kiện cần và đủ, hàng hóa khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải được dán nhãn phụ tiếng Việt. Các đơn vị kinh doanh thực hiện nghiêm túc vấn đề trên sẽ tránh bị các đơn vị cung cấp nguồn hàng đầu vào lợi dụng, trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu. Đồng thời, cũng giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát tốt các đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa bàn.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả

(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Xem chi tiết
Tây Ninh: Xử phạt một cá nhân 40 triệu đồng vì buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 21/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 – Cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho biết, đã tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu với số tiền xử phạt 40 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đình chỉ, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm một cơ sở vì liên quan đến vụ 21 học sinh có dấu hiệu ngộ độc

(CHG) - Tin từ Trung tâm Y tế TP. Pleiku, đơn vị đang điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi uống trà sữa trong tiệc liên hoan nhân dịp Tết Trung thu tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) khiến 21 học sinh đau bụng, buồn nôn.

Xem chi tiết
2
2
2
3