Thị trường Tết Trung thu và nỗi lo chất lượng hàng hóa


(CHG) Đến hẹn lại lên, vào dịp trước Tết Trung thu, nhu cầu về các mặt hàng nguyên liệu làm bánh như đường, sữa...và mặt hàng đồ chơi cho trẻ em tăng cao. Đây là thời điểm, một số đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng để buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Liên tục phát hiện sai phạm
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT các tỉnh Đông Nam Bộ đã yêu cầu các đơn vị QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra giám sát nhằm ngăn chặn, xử lý các vi phạm về kinh doanh hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm, các mặt hàng đồ chơi trẻ em được tiêu thụ trong dịp Tết Trung thu, góp phần ổn định thị trường trước thời điểm Tết Trung thu năm 2024. Qua đó, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện và xử phạt hành chính nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm.
Tiêu biểu như ngày 29/7, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai phát hiện một cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em tại phường Phước Tân, TP Biên Hòa đã có hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa do nước ngoài sản xuất (hàng nhập lậu). Tang vật thu giữ gồm: 25 lồng đèn nhựa đồ chơi trẻ em; 200 cây súng bắn nước bằng nhựa; 100 cây súng bắn xốp bằng nhựa; 80 vỉ đồ chơi đính đá; 50 vỉ đồ chơi miếng dán; 50 hộp trò chơi ráp hình. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 20 triệu đồng, trong đó phần lớn số hàng hóa này có xuất xứ từ Trung Quốc. Đội QLTT số 2 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh trên số tiền là 11 triệu đồng.
Gần đây nhất là ngày 1/8, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Tây Ninh đã phát hiện một cơ sở đang sử dụng phẩm màu hết hạn sử dụng để chế biến, sản xuất thực phẩm. Theo đó, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 2 tiến hành kiểm tra đối với hộ kinh doanh tiệm bánh B.K.H (khu phố 3, phường 2, TP Tây Ninh) phát hiện hộ kinh doanh này đang sử dụng ba chai phụ gia thực phẩm là phẩm màu (màu siro thực phẩm tím hoa cà, màu siro thực phẩm xanh Aqua, màu siro thực phẩm xanh Teal) thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng để chế biến, sản xuất. Ngày 8/8, Đội QLTT số 2 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh tiệm bánh B.K.H số tiền phạt là 15 triệu đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục tiêu hủy toàn bộ số phẩm màu đã quá hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
Mặt hàng lòng đỏ trứng vịt muối không rõ nguồn gốc bày bán tại hộ kinh doanh T.A.M nằm địa bàn TX Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Trước đó, Đoàn kiểm của Đội QLTT số 6 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Phước thực hiện kiểm tra đối với hộ kinh doanh T.A.M (nằm địa bàn TX Chơn Thành). Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 6 phát hiện hộ kinh doanh T.A.M đang bày bán hàng hóa là lòng đỏ trứng vịt muối được đóng gói trong các túi ni lông với số lượng 2.000 sản phẩm, có tổng giá trị theo niêm yết là hơn là 6,4 triệu đồng. Toàn bộ số hàng hóa này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có nhãn hàng hóa. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh tiêu hủy toàn bộ số tang vật vi phạm theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu ký cam kết không vi phạm
Theo ông Châu Thanh Long, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tây Ninh, thực hiện chỉ đạo theo Công văn số 2257/TCQLTT-CNV ngày 13/8/2024 của Tổng cục QLTT về việc kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hóa đến hết năm 2024, ngày 14/8, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Tây Ninh triển khai cho công chức thực hiện tuyên truyền pháp luật, ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng bánh trung thu trên địa bàn TP Tây Ninh. Kết quả  đã thực hiện cho 5 cơ sở mua bán bánh trung thu ký cam kết về việc không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. Thông qua hoạt động giám sát, Đội QLTT số 2 ghi nhận các cơ sở mua bán bánh trung thu chấp hành tốt các quy định trong kinh doanh thực phẩm. Hàng hóa kinh doanh có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ghi nhãn mác đúng quy định, công khai hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm và thực hiện niêm yết giá bán đúng quy định.
Lực lượng QLTT tỉnh Tây Ninh tuyên truyền pháp luật cho một cơ sở kinh doanh bánh trung thu tại TP Tây Ninh.
Ông Trần Kiều Hưng, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngày 14/8, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giám sát hàng hóa phục vụ dịp Tết Trung thu năm 2024 đối với các cửa hàng kinh doanh; các chợ trên địa bàn TP Phan Rang – Tháp Chàm với nội dung tuyên truyền như: thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, không kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua công tác tuyên truyền đã giúp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phục vụ dịp Tết Trung thu và người tiêu dùng thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chống các hiện tượng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng cấm... nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Tại Bình Thuận, dịp Tết Trung thu, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, đặc biệt là mặt hàng bánh trung thu có chiều hướng gia tăng. Để phòng ngừa, ngăn chặn các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, từ ngày 12/8 đến ngày 16/9, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện các đơn vị: Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận, Sở Công thương Bình Thuận, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như: bánh, mứt, kẹo, bia, rượu, nước giải khát... trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nội dung kiểm tra gồm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, công bố tiêu chuẩn chất lượng, dấu hợp chuẩn, hợp quy, mã vạch; kiểm tra thực tế sự phù hợp của chất lượng hàng hóa với nội dung công bố trên nhãn hàng hóa. Từ đó, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả mạo nhãn hiệu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết Trung thu. Bên cạnh việc kiểm tra, Đoàn liên ngành cũng kết hợp các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh các quy định về kinh doanh hàng hóa và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
2
2
2
3