Phòng vệ thương mại trong ngành thủy sản: Không thể xem nhẹ


(CHG) Là ngành hàng nằm trong nhóm xuất khẩu (XK) chủ lực, thời gian qua, thủy sản đối mặt không ít vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) từ nước ngoài. Tới đây, nguy cơ này còn lớn hơn khi xuất khẩu không ngừng tăng trưởng nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.

 

Nhiều thách thức

Những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong top 3 nước XK mặt hàng thủy sản trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh phức tạp của dịch Covid-19, ngành thủy sản vẫn giữ vững được vị thế với kim ngạch XK năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020. Với tốc độ tăng trưởng XK, theo Cục PVTM (Bộ Công Thương), thủy sản là một trong những ngành đối diện với các vụ việc PVTM do nước ngoài điều tra sớm nhất. Từ năm 2002, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với cá tra, basa và với tôm nước ấm năm 2003.

Phòng vệ thương mại trong ngành thủy sản: Không thể xem nhẹ
Thủy sản nằm trong nhóm hàng có nhiều nguy cơ bị kiện chống bán phá giá

Cục trưởng Cục PVTM Lê Triệu Dũng cho biết, đối với lĩnh vực thủy sản, trong tổng số 5 vụ việc giải quyết tranh chấp của Việt Nam khởi kiện tại WTO, có đến 4 vụ việc liên quan tới ngành thủy sản Việt Nam. Đến nay, ngành thủy sản nước ta đã trải qua 18 kỳ rà soát thuế CBPG đối với cá tra, basa và 16 kỳ rà soát CBPG đối với tôm nước ấm. Trong các lần rà soát, có những kỳ, nhiều doanh nghiệp (DN) XK cá tra và tôm của Việt Nam được hưởng mức thuế suất thấp (từ 0 - 1%), tuy nhiên, một số DN phải chịu thuế suất cao.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho hay, giai đoạn đầu ngành thủy sản còn bỡ ngỡ bởi các vụ kiện và gặp nhiều bất lợi trong các lần thực hiện hiện rà soát của thị trường nhập khẩu (NK). Tuy vậy, chính từ sự va đập với thị trường, cộng đồng DN ngành thủy sản cũng đã sớm rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm đối với vấn đề này.

Phòng tránh rủi ro

Theo ông Lê Triệu Dũng, với tốc độ tăng trưởng XK nhanh chóng, thủy sản dễ dàng trở thành đối tượng của các vụ việc PVTM nước ngoài. Để có thể ứng phó với các thách thức, rào cản của thị trường XK trong lĩnh vực PVTM, các DN, VASEP, cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục theo dõi sát những diễn biến tại thị trường XK lớn, nhất là Hoa Kỳ; tập trung định hướng nâng cấp quản lý và phát triển ngành nguyên liệu để có thể khai thác hiệu quả cam kết về hội nhập...

Về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy khuyến cáo, ngành thủy sản cần thúc đẩy liên kết dọc từ nông dân, ngư dân đến khu vực chế biến, đóng gói, giao nhận bài bản; đảm bảo được chất lượng sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ góc độ ngành hàng, ông Nguyễn Hoài Nam cũng cho rằng, DN phải dạng hóa thị trường nhằm hóa giải, hạn chế những biện pháp PVTM...

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động theo dõi số liệu xuất nhập khẩu sản phẩm tôm, cá, cập nhật quy định pháp luật về PVTM của nước sở tại để cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ hiệp hội, DN thủy sản. Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và hiệp hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ kháng kiện, tiến hành trao đổi song phương với các cơ quan cùng cấp tại nước nhập khẩu. Đồng thời, yêu cầu các quốc gia tuân thủ quy định của WTO khi áp dụng biện pháp PVTM để góp phần hỗ trợ DN Việt Nam ứng phó kịp thời với vụ kiện ở nước ngoài; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho DN trong nước.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025: “Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh truyền thông…”

(CHG) Đó là một trong những nội dung phát biểu chỉ đạo của ông Nguyễn Trọng Nghĩa- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025…

Xem chi tiết
Xây dựng Luật Thương mại điện tử trong năm 2025, tạo nền tảng cho kinh doanh trực tuyến

(CHG) Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử trong năm 2025 nhằm thống nhất hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trong mối tương quan với các luật khác

Xem chi tiết
Đến năm 2025, 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến pháp luật

(CHG) Theo quyết định 319/QĐ-TTg của của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025, 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến pháp luật.

Xem chi tiết
Tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

(CHG) Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội vừa tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024. Đây là dịp để biểu dương, động viên những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.

Xem chi tiết
Tăng cường hợp tác đa phương để quảng bá sản phẩm Việt trên trường quốc tế

(CHG) Trong bối cảnh hợp tác đa phương, song phương, xúc tiến thương mại là công cụ thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư vào thương hiệu, khẳng định chất lượng và giá trị hàng hóa của Việt trên trường quốc tế.

Xem chi tiết
2
2
2
3