(CHG) Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử trong năm 2025 nhằm thống nhất hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trong mối tương quan với các luật khác
Còn nhiều hạn chế, bất cập
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025, Bộ Công Thương đã thông tin về những vấn đề liên quan đến thương mại điện tử (TMĐT), từ việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng cấm đến hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Dù văn bản pháp lý về thương mại điện tử đã có các quy định về rà soát, xử lý các thông tin vi phạm nhưng hoạt động vi phạm trong không gian mạng diễn ra ngày một tinh vi, từ đó, yêu cầu cơ quan quản lý cần có công cụ quản lý tốt hơn.
Quang cảnh Hội thảo
Ngoài ra, mô hình thương mại điện tử chưa có quy định pháp luật điều chỉnh riêng biệt, đặc biệt, đối với hoạt động livestream bán hàng. Các quy định hiện hành chỉ điều chỉnh chung các hoạt động quảng cáo đi kèm với bán hàng, nhưng không đủ để đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát đối với những chủ thể tham gia livestream. Vì vậy, cần có quy định chi tiết về các thông tin tối thiểu mà người livestream phải cung cấp, trình độ chuyên môn của người phát sóng, định danh chủ tài khoản và các vấn đề liên quan đến kiểm soát thông tin trong suốt quá trình phát sóng.
Xây dựng nền tảng vững chắc cho kinh doanh trực tuyến
Trước những bất cập trên, Bộ Công Thương cho biết, dự kiến trong năm 2025, sẽ nghiên cứu và đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ, giải quyết được những vướng mắc hiện tại và thúc đẩy sự phát triển bền vững của TMĐT. Từ đó, giúp các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh TMĐT hoạt động trong một môi trường pháp lý an toàn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Việc xây dựng Luật Thương mại điện tử trong năm 2025 kỳ vọng sẽ tạo nền tảng cho kinh doanh trực tuyến
Với việc điều chỉnh các hoạt động TMĐT, Luật Thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tham gia vào thị trường TMĐT, mở rộng quy mô kinh doanh và gia tăng khả năng cạnh tranh. Các chính sách hỗ trợ trong Luật sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm pháp luật trong không gian mạng sẽ được kiểm soát tốt hơn. Việc xử lý hàng giả, hàng nhái, và các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở nên hiệu quả hơn nhờ vào các công cụ pháp lý mới và hệ thống giám sát được tăng cường, từ đó, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp tham gia vào thị trường.
Ngoài ra, tại Hội nghị, Bộ Công thương cũng thông tin, Bộ sẽ hoàn thiện và trình Thủ tướng ban hành kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026-2030; giải quyết các vấn đề vướng mắc trong thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử trong thời gian qua; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý; tiếp tục rà soát, giám sát, cảnh báo, thanh tra vi phạm, đặc biệt đối với các nền tảng số xuyên biên giới.
Nguồn: Bộ Công Thương
0
Tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024
(CHG) Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội vừa tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024. Đây là dịp để biểu dương, động viên những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.
Xem chi tiết