Bài 1: Định vị thương hiệu gốm Việt


(CHG) Gốm Việt Nam có một lịch sử lâu đời trải dài từ hàng nghìn năm trước đây, đã khẳng định được thương hiệu với kiểu dáng mang nét đặc trưng và phong cách riêngHiện các thương hiệu gốm sứ nổi tiếng ở nước ta đã vươn mạnh ra thế giới với nhiều kiểu dáng, mẫu mã từ truyền thống tới hiện đại, được khách hàng nước ngoài ưa chuộng.

Sản phẩm thương hiệu gốm Bát tràng nổi tiếng gần xa.
Khẳng định vị thế hàng Việt qua sản phẩm 
Trong một thời gian khá dài, sản phẩm làng nghề truyền thống trong đó có nghề thủ công mỹ nghệ, gốm sứ tưởng chừng như đã bị mai một, đi vào lãng quên. Thế nhưng, kể từ khi mở cửa nền kinh tế, cùng với những chuyển biến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, giá cả hợp lý, sự gần gũi thân quen cộng với sự lan tỏa từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các làng nghề đã khẳng định được vị thế, cũng giúp nâng cao uy tín hàng Việt với người tiêu dùng, phát triển sản xuất kinh doanh tại thị trường nội địa.
Làng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề với các sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong - ngoài nước đã góp phần kiến tạo những giá trị tinh hoa hàng Việt.
Không còn là những tạo hình đơn giản, thô xơ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề Việt Nam đang dần “lột xác” với dáng vẻ bắt mắt và trở thành những món đồ sáng tạo có giá trị cao, xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Để khẳng định vị thế hàng Việt qua sản phẩm làng nghề, ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, các làng nghề cần chú trọng xây dựng thương hiệu, quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu. Song song đó, tập trung phát triển sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác, phát triển và mở rộng thị trường.
Đặc biệt, các làng nghề ưu tiên đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế, phát triển thương mại điện tử thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến, bán hàng tương tác trực tiếp cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương.
Bộ Công Thương đã làm việc với các siêu thị lớn, không gian rộng để mỗi dịp cuối tuần sẽ dành một khoảng không gian trưng bày các sản phẩm của làng nghề nhằm giúp tiếp cận với người tiêu dùng nhiều hơn.
Tuy nhiên, để phát triển và tăng tính cạnh tranh cho hàng Việt, đòi hỏi các làng nghề cần chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã.
Bên cạnh đó, các làng nghề phải nâng cao trình độ và năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và bắt tay chặt hơn trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" và các nội dung “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” nhằm quảng bá cho hàng Việt Nam, sản phẩm làng nghề Việt Nam có chất lượng, uy tín. Điều này ngoài việc giúp nâng cao nhận thức về thói quen, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam còn tạo đòn bẩy để làng nghề khẳng định vị thế và phát triển bền vững.
Các cửa hàng gốm sứ Bát tràng đã thu hút được nhiều khách thập phương.
Gốm sứ Bát Tràng 
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã. Từ những viên đất sét vô tri vô giác, qua bàn tay nhào nặn của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã tạo nên được những sản phẩm độc đáo, ấn tượng mang đậm nét văn hoá đặc sắc của làng quê Việt Nam. Đây chính là điểm đặc trưng tạo nên nét độc đáo của sản phẩm gốm Bát Tràng nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung.
Vượt qua những khó khăn và thử thách trong thời kỳ mở cửa, làng gốm Bát Tràng đang từng ngày lớn mạnh, khẳng định vị thế bằng những sản phẩm mang những nét đặc trưng riêng của văn hoá dân tộc. Hiện nay, gốm sứ Bát Tràng không chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thống mà đã có nhiều sản phẩm kiểu mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng như các loại ấm chén, bát đĩa, lộc bình, sản phẩm gốm sứ trong ngành xây dựng và sản phẩm gốm sứ theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.
Cùng với sự phát triển của gốm sứ, Bát Tràng còn được biết đến là một ngôi làng du lịch đầy tiềm năng. Đây được xem là cơ hội tuyệt vời để làng gốm Bát Tràng quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...
Để làm ra đồ gốm Bát Tràng, người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".
Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của ngũ hành mà sự hanh thông của ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.
5 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu nhiều nhất và đã khẳng định được thương hiệu Việt, đó là: 
Chậu gốm xuất khẩu: Chậu cây cảnh phục vụ trong trang trí nhà cửa hay phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp được xuất hằng năm cũng khá nhiều. Các sản phẩm từ chậu to đến nhỏ, màu sắc cũng đa dạng bắt mắt, giá thành tốt. Đây là một trong những điều kiện to lớn để trở thành những sản phẩm xuất khẩu hàng đầu. Việc đóng hay xuất khẩu chậu trồng cây sẽ được vận chuyển bằng đường biển. Hàng hóa sau khi cho vào thùng giấy sẽ cho vào container để đảm bảo an toàn nhất trong quá trình vận chuyển. 
Ấm chén xuất khẩu: Ấm chén Bát Tràng đã dần dần mở rộng ra thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu. Việc xuất khẩu gốm sứ Việt Nam nói chung và gốm sứ Bát Tràng nói riêng đối với những thị trường này là vô cùng khắt khe về chất lượng. Các thị trường này đòi hỏi sản phẩm phải cực kỳ an toàn với sức khoẻ và phù hợp với văn hóa bản sắc từng vùng miền. Có thể kể đến các mẫu mã ấm chén truyền thống như ấm chén trắng, ấm chén tử sa, hay gần đây được phát triển mạnh mẽ nhất chính là những dòng sản phẩm ấm chén men hoả biến cao cấp, men rạn.
Chum sành xuất khẩu: Chum ngâm rượu, chum đựng đồ ăn, vại đựng muối hay thực phẩm đều là những mẫu mã cực kỳ bền và an toàn. Sử dụng chất liệu gốm sứ có tráng men nhằm tác dụng tránh róc nước hay mắm muối. Sản phẩm cực kỳ an toàn do được nung ở nhiệt độ 1.200 - 1.300 độ C. Bảo quản thực phẩm khỏi những côn trùng nhỏ, chuột bọ.
Lọ lục bình xuất khẩu: Các mẫu bình trang trí phòng khách, khách sạn, nhà hàng sang trọng. Được thiết kế cực kỳ bắt mắt lịch lãm nên rất được ưa chuộng. 
Cốc chén gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu: Cốc chén gốm sứ là sản phẩm thông dụng nhất trong đời sống hằng ngày. Bộ ấm chén được xuất khẩu với số lượng hằng năm rất lớn. Việc in logo đơn giản cũng khá được ưa chuộng tại nhiều thị trường Mỹ…
Gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu đã không còn lạ lẫm gì đối với người dân Việt Nam không chỉ trong nước và quốc tế, các sản phẩm được bày bán và chào đón khá nhiều. Hằng năm, tổng quan về GDP trong ngành này cũng đem lại một phần không nhỏ. Theo nghiên cứu và thống kê của Tổng cục Hải quan, doanh thu hằng năm từ các mặt hàng chậu gốm xuất khẩu lên tới hàng triệu đô…
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3