Bài 1: GDP tăng, xuất khẩu đạt kỷ lục


(CHG) GDP ngành nông nghiệp liên tục tăng cao trong những năm gần đây cùng việc thay đổi từ tư duy sản lượng sang chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn cho từng thị trường đã đưa ngành nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ. Năm 2022, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, ngành nông nghiệp đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 53 tỷ USD. Đặc biệt, nửa cuối năm 2022, vai trò trụ đỡ nền kinh tế của ngành nông nghiệp càng thấy rõ.
Thay đổi tư duy để đạt kỷ lục về xuất khẩu
Theo Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2022, toàn ngành nông nghiệp đã quyết tâm cao, nỗ lực vươn lên, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới tư duy để vượt qua khó khăn, thách thức từ các tình huống bất bình thường của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản nhằm đạt các mục tiêu phát triển.
Giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) năm 2022 tăng cao nhất so với những năm gần đây: Năm 2019 tăng 2,67%; năm 2020 tăng 3,04%; năm 2021 tăng 3,27%; năm 2022 tăng 3,36%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,88%; thủy sản tăng 4,43%; lâm nghiệp tăng 6,13%; kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trên 53,22 tỷ USD. Bên cạnh đó, tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 73%.
GDP năm 2022 tăng cao nhất so với những năm gần đây.
Việt Nam đã đàm phán, hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc; bưởi, chanh ta sang New Zealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa, sầu riêng, khoai lang… sang Trung Quốc; mật ong sang EU. Việt Nam đã khảo sát vùng trồng, bố trí nhà máy chiếu xạ để quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của nước ta được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt trên 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, trong đó xuất siêu tới 8,5 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có giá trị xuất siêu chiếm tới 2/3 tổng giá trị xuất siêu của cả nước.
Đáng chú ý, đã có 11 nhóm mặt hàng nông, lâm thủy sản đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 2 nhóm hàng so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu thủy sản tăng từ 8,9 tỷ USD của năm 2021, lên 11 tỷ USD trong năm 2022. Lần đầu tiên sau hơn 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu, thủy sản đạt trên 10 tỷ USD. Riêng ngành tôm đạt gần 4,3 tỷ USD, cá tra hơn 2,4 tỷ USD, cá ngừ 1 tỷ USD và các mặt hàng hải sản khác đạt hơn 3 tỷ USD.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết: Đến giờ này, mặc dù kết quả chưa đạt như kỳ vọng nhưng cũng là thành quả rất đáng tự hào. Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ rõ, phát triển được lĩnh vực trong giai đoạn khó khăn của kinh tế hiện nay cũng cho thấy sứ mệnh của ngành nông nghiệp không chỉ giải quyết vấn đề tăng trưởng, mà còn mang tính chất bao trùm cho hàng chục triệu nông dân và cư dân ở nông thôn, với hàng chục triệu lao đông ở khu vực nông nghiệp, dịch vụ.
“Vai trò của nông nghiệp nằm trong một cấu trúc chung về kinh tế lẫn xã hội. Nhiều khi, nếu chúng ta chỉ tiếp cận qua những con số tăng trưởng, thì không thấy được tác động của ngành với xã hội”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.
Để đạt được thành tựu này, ngành nông nghiệp từng bước thay đổi tư duy từ chạy theo sản lượng, đã chuyển hướng sang chất lượng, chuẩn hóa chất lượng nông sản đáp ứng tiêu chuẩn cho từng thị trường xuất khẩu.
Sau nhiều năm tham gia thị trường thế giới, hạt gạo, trái cây Việt Nam đến nay bắt đầu có tên tuổi trên thị trường quốc tế. Tư duy của doanh nghiệp kinh doanh nông sản cũng bắt đầu thay đổi, đây là tín hiệu mừng cho ngành nông nghiệp nước nhà.
Theo Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, hiện nay, doanh nghiệp đã hiểu được phải hướng đến thị trường cao cấp để mang lại giá trị gia tăng cao hơn, tư duy thị trường đã bắt đầu bén rễ, chuyển từ bán cái mình có sang bán cái thị trường cần. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU và Nhật chứng tỏ chúng ta đã thoát khỏi tư duy sản lượng, hướng về chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn theo từng thị trường, như thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Thực tế, mỗi thị trường có yêu cầu khác nhau và chúng ta không “mặc đồng phục” cho tất cả sản phẩm, tất cả thị trường như nhau. Tùy theo yêu cầu của từng thị trường, các doanh nghiệp sẽ hướng dẫn người nông dân thực hiện để đảm bảo tiêu chuẩn ngay từ khâu chọn giống, ứng dụng quy chuẩn canh tác để chuẩn hóa chất lượng nông sản cho phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của thị trường đó.
Một tín hiệu đáng mừng là doanh nghiệp đã dần từ bỏ tư duy buôn chuyến, mang tính chất thương vụ, mà định hình thị trường ở tầm lâu dài. Trước kia, khi có đơn hàng, doanh nghiệp mới tiến hành thu mua nông sản. Nay các doanh nghiệp như Lộc Trời, Tân Long… và nhiều doanh nghiệp khác đã nhận thức cần xây dựng chiến lược thị trường lâu dài, tạo nguồn nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tư duy đường dài của doanh nghiệp đã dẫn đến tư duy đường dài của người nông dân. Người nông dân trước thương lái đặt hàng loại nào thì làm loại đó, nay dần ổn định thành từng vùng nguyên liệu. Và dần dần hình thành một cách tự nhiên sự liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân, hình thành các vùng nguyên liệu ổn định lâu dài. Đã thoát khỏi việc nông dân tư duy theo mùa vụ, còn doanh nghiệp tư duy theo thương vụ.
Chú trọng phát triển những "điểm sáng" trong xuất khẩu
Đầu tiên, đó là thời kỳ “phục hưng” của ngành hàng cá tra. Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022 là thời kỳ “phục hưng” của ngành hàng cá tra. Xuất khẩu cá tra Việt Nam đã bứt phá mạnh mẽ với kỷ lục 2,4 tỷ USD. Sau đỉnh dịch, lượng tồn kho còn nhiều, sản xuất chế biến hồi phục, nhu cầu trên các thị trường đều tăng. Giá xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng từ 20 – 55%, nhất là tại thị trường Mỹ. Xung đột Nga – Ukraine khiến nguồn cung cá thịt trắng tại nhiều thị trường sụt giảm, tạo cơ hội cho cá tra tăng thị phần.
Hiện cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống và khắt khe về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật như Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản.
Cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới.
Hoạt động chế biến và xuất khẩu cá tra hiện nay đã được cải thiện đáng kể, quản lý chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Hầu hết doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế như: HACCP, BRC, Global Gap, IFS, ASC và chứng chỉ BAP theo yêu cầu của từng thị trường.
Là địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế biến cá tra, hiện Đồng Tháp có 22 doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, tổng công suất thiết kế hơn 467 tấn thành phẩm/năm. Để đảm bảo yêu cầu đối với hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp chú trọng đề nguồn nguyên liệu chế biến, quy trình sản xuất... Các vùng sản xuất đã được cấp 378 mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm với diện tích 1.509 ha; sản xuất theo quy trình, quy chuẩn VietGap, Global Gap, ASC và tương đương với diện tích 827 ha, chiếm trên 55% diện tích nuôi.
Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, hiện lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế, do đó doanh nghiệp cần chuyển hướng chiếm lĩnh thị phần cao cấp để nâng tỷ suất lợi nhuận cho các sản phẩm chế biến.
Hiện nay các thị truờng nhập khẩu thủy sản lớn đều yêu cầu chặt chẽ về kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Các nước xuất khẩu thủy sản đối thủ cũng không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Riêng đối với mặt hàng cá tra, hiện nay Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và một số nước đã và đang đầu tư rất mạnh vào sản xuất, sẽ phá thế độc quyền của Việt Nam trong tương lai không xa.
Điều đó cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp tục cạnh tranh bằng giá rẻ mà phải tiến thêm một nấc cao hơn trong chuỗi giá trị. Vì vậy, năm 2023 là thời điểm doanh nghiệp tự tái cơ cấu, quản trị hàng tồn kho, đầu tư tập trung tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong khi các ngành hải sản tươi sống tận dụng lợi thế địa lý để tăng mạnh đơn hàng xuất sang Trung Quốc thì nhiều ngành hàng nông sản có giá trị kinh tế cao tiếp tục vươn ra những thị trường khó tính, điển hình là hạt gạo.
Năm vừa qua, việc gạo ST25 được nhập khẩu chính ngạch, bày bán tại các siêu thị ở Nhật Bản, Trung Đông và châu Âu, thậm chí loại gạo có thương hiệu từ Việt Nam được chọn đưa vào bếp ăn Nội các Nhật Bản là minh chứng cho thấy sự dịch chuyển từ tư duy sản lượng sang chất lượng của ngành nông nghiệp.
Không chỉ được cấp phép nhập khẩu chính ngạch mà gạo thương hiệu Việt bán với giá rất cao. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, năm vừa qua, giá gạo thơm xuất khẩu sang Trung Đông, Châu Âu đạt mức bình quân 650 USD/tấn, riêng loại gạo ST24, ST25 có giá trên 1.000 USD/tấn. Đây là giá xuất khẩu cao đối với mặt hàng lúa gạo trong nhiều năm nay.
Khẳng định được thương hiệu ở các thị trường khó tính đã tạo đà cho gạo Việt ngay những ngày đầu năm 2023. Đơn cử như Công ty Trung An đã ký nhiều hợp đồng cung cấp gạo giao từ nay đến đầu quý II/2023 cho các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Châu Âu, Australia và Mỹ, số lượng lên đến gần 1.500 container, tương đương khoảng 30.000 tấn, chủ yếu gạo chất lượng cao và gạo thơm.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, thường cuối vụ giá gạo rất thấp, nên đối tác nhập khẩu căn cứ vào giá đó để đàm phán mua vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, năm nay, cuối vụ chúng ta lại bán được giá khá cao nên các hợp đồng ký cho vụ Đông Xuân trong năm 2023 sẽ có giá tốt hơn. Quan trọng hơn, khi giá gạo tăng thì nông dân có thêm động lực mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3