Bài 1: Người Việt dùng trà Việt


(CHG) Trà là thức uống phổ biến trên thế giới được dùng nhiều thứ 2 sau nước lọc. Trà cũng là thức uống pha chế thịnh hành nhất hiện nay và đang có xu hướng tăng trong thập kỷ tiếp theo. Hiện nay, chè được trồng ở hơn 25 quốc gia và là nguồn thu nhập chính của hơn 13 triệu người, góp phần xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực ở nhiều nước phát triển, đặc biệt là những vùng xa xôi kinh tế đặc biệt khó khăn.
Ở phía Bắc, người ta gọi cây chè là “chè” và sản phẩm từ cây chè cũng là “chè”. Còn ở miền Nam, người ta gọi cây trồng là “chè” và sản phẩm chế biến từ cây chè là “trà”.
Định vị văn hóa trà Việt Nam
Ở Việt Nam, cây chè được trồng chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm khoảng 79% diện tích trồng chè cả nước. Kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ là 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha)…
Việt Nam có khoảng trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được ưa chuộng trên thế giới như: chè Shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… Trong đó, chè Shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên… chiếm khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước.
Hiện những rừng chè Shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao.
Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu trực tuyến PubMed (cơ sở dữ liệu về các chủ đề khoa học đời sống và y sinh học của Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ) công bố, trong 5 năm qua với 5.849 nghiên cứu về tác dụng của trà với sức khỏe con người, hơn một nửa trong số nghiên cứu đó là nghiên cứu về tác dụng của trà đối với làn da, hàm răng chắc khỏe, bảo vệ tốt hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể… Hơn 1.000 nghiên cứu về công dụng tuyệt vời của trà trong phòng chống bệnh ung thư. Nhiều bằng chứng cho thấy trà được dùng phổ biến từ hơn 5000 năm trước ở một số nước châu Á.
Nếu người Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc có phong cách pha trà và thưởng trà cầu kỳ, nhiều quy tắc, thì từ xa xưa, ngưởi Việt đã có cách thưởng thức trà rất đơn giản. Người Việt dùng nước sôi để tráng ấm, sau đó cho trà vào, đổ nước sôi và đậy kín nắp ấm. Ở một số vùng, người dân còn có thói quen rót nước nóng từ trên xuống phía bên ngoài ấm để giữ hơi và khiến từng cánh trà trong ấm được ngấm đều. 
Trong cuộc sống hiện đại, thói quen uống trà của người Việt, về cơ bản, vẫn không thay đổi so với trước đây. Chỉ có điều, ở nhiều bối cảnh khác nhau, người uống có sự linh hoạt khác nhau trong việc sử dụng trà. 

Chè Đặc sản là một thương hiệu Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Theo đánh giá của Hiệp hội Chè Việt Nam, có thể thấy, trong thời gian gần đây, ngành chè Việt đã có những bước tiến tích cực. Năng suất và sản lượng chè liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Trong hoạt động chế biến chè, đã có nhiều dây chuyền công nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hóa cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè uống liền từ nguyên liệu chè trong nước. Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận giúp nâng cao giá trị sản phẩm chè và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.
Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm chè Việt là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 12 - 15% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ nhiều ở thị trường nước ngoài. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược… 
Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt, đã có nhiều giải pháp đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho những kết quả khả quan.
Chè nguyên liệu được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ. 
Thị trường trà trong 10 năm trở lại đây có những phát triển đáng kể. Quy mô thị trường chè được định giá là 52,1 tỷ USD vào năm 2018 và ước tính sẽ đạt 81,6 tỷ USD vào năm 2026, đăng ký CAGR 5,8% từ năm 2019 - 2026. Năm 2018, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa cổ phần trong thị trường chè toàn cầu và dự kiến sẽ tăng trưởng với tộc độ CAGR là 6,5% trong suốt giai đoạn dự báo.
Tín hiệu đáng mừng là ngay ở trong nước, “chè đặc sản” đang là lĩnh vực sản phẩm phát triển nhanh nhất. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm sản phẩm trà chất lượng cao hơn. Cũng nhiều công ty chè châu Âu, châu Mỹ sang châu Á tìm mua trà đặc sản mang đậm bản sắc vùng miền, có nguồn gốc hữu cơ và có nét đặc trưng nhất định. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trà Việt Nam phát triển sản phẩm từ những vùng trà truyền thống trong nước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, diện tích chè áp dụng quy trình sản xuất an toàn tăng nhanh, nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ đã được áp dụng như: sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, công nghệ tưới tiết kiệm nước trong thâm canh chè. Đến nay, tổng diện tích trồng chè áp dụng thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp chứng nhận đạt 4356.7ha; cấp chứng nhận tiêu chuẩn UTZ Certified 11ha và sản xuất áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ đạt 127ha, trong đó có 65ha được cấp chứng nhận hữu cơ (5ha đạt tiêu chuẩn IFOAM và 60ha đạt tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017)”.
Việc áp dụng nhiều giải pháp trong trồng và chế biến chè, trong năm 2022, chè Thái Nguyên luôn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Trên địa bàn đã hình thành một số vùng chè đặc sản như Tân Cương, La Bằng, Trại Cài, Tức Tranh… Sản xuất một số sản phẩm trà cao cấp có giá trị cao đạt từ 1,5 triệu đồng đến trên 5 triệu đồng/kg.
Đặc biệt, để mở rộng thị trường xuất khẩu chè của tỉnh, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và tăng kim ngạch xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng thiết lập mã vùng trồng chè trong tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay, việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến chè còn hạn chế; diện tích chè hữu cơ còn thấp; quản lý chất lượng, nhãn hiệu chưa được quan tâm đúng mức; thu hút doanh nghiệp đầu tư trồng, chế biến chè còn gặp nhiều khó khăn; gắn vùng chè với phát triển du lịch còn yếu; chủ yếu vẫn là sản xuất quy mô hộ gia đình. Đây chính là rào cản khiến việc xuất khẩu chè còn gặp nhiều khó khăn.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3