Mứt và trà Việt Nam tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp Pháp


(CHG) Với chủ đề “Nông nghiệp: Cuộc sống hằng ngày”, Hội chợ quốc tế nông nghiệp Pháp SIA 2023 diễn ra từ ngày 25/2-5/3, thu hút hơn 1.000 nhà triển lãm đến từ 20 quốc gia.

Gian hàng mứt hoa quả của doanh nghiệp Việt Nam luôn thu hút khách hàng. Ảnh: Thu Hà - PV TTXVN tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Hội chợ quốc tế nông nghiệp 2023 (SIA-2023) đang diễn ra tại thủ đô Paris không chỉ là điểm hẹn của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nông nghiệp, mà còn là nơi giới thiệu các sản phẩm mới, các công nghệ tiên tiến và các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Trà và mứt hoa quả là hai sản phẩm chính mà các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tại sự kiện thường niên lớn nhất về nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và nông thôn Pháp này.

Tại sự kiện diễn ra bên trong một tòa nhà rộng lớn, khu các sản phẩm quốc tế luôn tấp nập người tham quan với những gian hàng giới thiệu đặc sản của nhiều nước trên thế giới, từ xúc xích Đức, đến pho mát Hà Lan, từ nước hoa quả nhiệt đới vùng Caribe đến cacao Côte d'Ivoire… Các gian hàng Việt Nam với 2 sản phẩm chủ đạo là mứt hoa quả và các loại trà cũng thu hút lượng khách hàng không nhỏ. 
Bà Lương Thị Hồng Hải, phụ trách công ty trà Hoa Cúc Xanh, đã bán các sản phẩm trà Việt Nam ở thị trường Pháp từ 20 năm nay. Theo bà Hải, không chỉ người Pháp mà khách hàng phương Tây nói chung rất ưa thích các loại trà thảo dược của Việt Nam. Là người tham gia nhiều hội chợ quốc tế, bà lấy làm tiếc khi nhận thấy sự hiện diện của doanh nghiệp Việt Nam tại các sự kiện này chưa nhiều, thậm chí còn ít. 
Luôn tay nhặt các sản phẩm mứt hoa quả theo yêu cầu của khách, anh Nguyễn Thế Hùng, đại diện gian hàng mứt hoa quả, cho biết "có nhiều khách thích mứt Việt Nam, họ tìm hiểu và mua nhiều, thậm chí còn hỏi nơi bán của cửa hàng để quay lại". Anh cũng cho biết hiện nay, sự hiện diện của các sản phẩm Việt Nam ở những hội chợ như thế này chưa được nhiều và hy vọng sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia sân chơi này hơn để bạn bè quốc tế được khám phá các sản phẩm và văn hóa Việt Nam.

Trà thảo mộc của Việt Nam luôn được khách phương Tây ưa thích. Ảnh: Thu Hà - PV TTXVN tại Pháp

Còn bà Marie Claire, khách mua hàng bày tỏ : "Tôi thấy các sản phẩm mứt hoa quả rất đẹp và ngon. Đến đây tôi có thể mua được những loại mứt mà tôi thích như mứt đu đủ, mứt gừng... Chúng tôi hay đến các cửa hàng Trung Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam vì đồ ăn châu Á rất ngon, chúng tôi rất thích". 
Với chủ đề “Nông nghiệp: cuộc sống hằng ngày”, Hội chợ quốc tế nông nghiệp Pháp SIA 2023 diễn ra từ ngày 25/2-5/3, thu hút hơn 1.000 nhà triển lãm đến từ 20 quốc gia, 1.400 nhà chăn nuôi. Bên cạnh các khu vực giới thiệu động vật, thực phẩm, rượu vang, sản phẩm sức khỏe, trang trại và các sản phẩm nông nghiệp khác, triển lãm còn có các hoạt động giải trí và giáo dục, bao gồm các cuộc thi, trình diễn, diễn đàn và hội thảo. 
Không chỉ là sự kiện thường niên lớn nhất của ngành nông nghiệp Pháp, Hội chợ quốc tế nông nghiệp còn là cơ hội để các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp giới thiệu các sản phẩm mới và công nghệ tiên tiến, các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. 
Đây cũng là dịp để các nhà lãnh đạo, các chuyên gia hoạch định chính sách nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tìm hiểu thách thức, khó khăn của những người làm nông nghiệp, nghiên cứu xu hướng thị trường để từ đó đưa ra những chính sách hợp lý giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Một góc khu hội chợ triển lãm các sản phẩm quốc tế. Ảnh: Thu Hà - PV TTXVN tại Pháp

Với sự tham gia của nhiều đại diện từ khắp nơi trên thế giới, SIA 2023 còn là một cơ hội tốt để trao đổi kiến thức và tìm kiếm đối tác cho cơ hội kinh doanh mới cũng như triển vọng hợp tác trong lĩnh vực này. Năm 2022, hơn 500.000 khách tham quan, trong đó có 33.000 chuyên gia, đã đến với hội chợ này để khám phá bức tranh toàn cảnh về nông nghiệp Pháp. 
Trong bối cảnh giao thương giữa Việt Nam với các nước đang ngày càng phát triển, việc tham gia các hội chợ quốc tế sẽ là cơ hội tốt để quảng bá các sản phẩm và thương hiệu, điều mà doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa./.

Nguồn: https://congthuong.vn/mut-va-tra-viet-nam-tham-gia-hoi-cho-trien-lam-nong-nghiep-phap-244604.html

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3