Bài 4: Giải pháp phát triển bền vững


(CHG) Độ tuổi người uống trà ngày càng trẻ hóa là cơ hội, triển vọng cho thị trường trà đặc sản Việt Nam. Bên cạnh đó, đòi hỏi ngành chè cần các giải pháp đồng bộ, phát triển bền vững hướng tới sản phẩm xanh, sạch, chất lượng cao.

Ngành chè Việt Nam hướng tới sản xuất xanh, sạch và chất lượng cao để xuất khẩu. 
Triển vọng thị trường trà đặc sản Việt Nam
Chè của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Với thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ chè của người Việt luôn cao, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết hay các sự kiện quan trọng.
Trà không đơn thuần là thức uống hằng ngày mà còn làm quà biếu người thân thay cho lời chúc mừng, lời chào đón hoặc lời thăm hỏi sức khỏe. Việc tiêu thụ trà ở trong nước luôn ở mức ổn định. Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là trà xanh, trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu là trà đen (chiếm tỷ trọng đến 51%).
Theo khảo sát của các chuyên gia về trà, trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, tỷ lệ người trẻ sử dụng trà cũng tăng cao. Tuy nhiên, người trẻ lại có xu hướng đòi hỏi cao hơn về tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt của các sản phẩm trà. Để đáp ứng nhu cầu này, các đơn vị sản xuất đã ra mắt nhiều sản phẩm trà hòa tan, trà túi nhúng… áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại hơn so với các sản phẩm trà truyền thống.
Độ tuổi người uống trà Việt cũng đang trẻ hóa, nói như ông Hoàng Vĩnh Long, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Hiệp hội Chè Việt Nam: Việc minh bạch trong sản xuất, cải tiến công nghệ, kỹ thuật, đăng ký mã số vùng trồng để quản lý vùng nguyên liệu trà, được nhiều doanh nghiệp và các hợp tác xã trà hưởng ứng. 
Người uống trà Việt có độ trẻ hóa cao, đây là đội ngũ rất quan tâm đến trà, họ mở quán trà, tìm hiểu về trà, chơi trà, hình thành nên cộng đồng đông đảo và chính họ có những tác động tích cực đến người sản xuất, bởi biết đòi hỏi, kiểm soát, nhận xét, đánh giá cách gần gũi, thiết thực nhất từ sản phẩm trà họ tiêu dùng, qua đó doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và điều chỉnh, thậm chí phải thay đổi để sản phẩm trà làm ra không chỉ sạch, chất lượng, mà còn phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay.   
Hưởng ứng Ngày Trà thế giới của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), cộng đồng uống trà Việt cũng đưa ra lời kêu gọi uống trà với chủ đề: "Vì sức khỏe gia đình tôi yêu". Đây là hoạt động với mục đích để lan tỏa văn hóa, thú vui uống trà, thúc đẩy tinh thần người Việt uống trà Việt, qua đó giới thiệu, chia sẻ những dòng trà quý hiếm, khác lạ, tìm hiểu về các vùng trà trên khắp Việt Nam qua tư liệu, hình ảnh, các bài viết trích đăng trên cộng đồng những người uống trà như nhóm Uống trà đi, Nghiện trà, Đỉnh trà, Yêu trà Việt…
Ở mùa dịch Covid -19 vừa qua, các hội nhóm, những người yêu trà cũng thường xuyên tổ chức các buổi uống trà online, gặp gỡ nhau qua mạng, dùng trà làm chất dẫn, làm cớ để hội tụ nhau.
Ở góc độ sức khỏe, uống trà ở nhà cùng gia đình, không chỉ làm tăng kết nối giữa các thành viên với nhau khi vừa thưởng trà vừa trò chuyện, mà còn giúp cải thiện, bồi bổ tinh thần, thể trạng.
Trà Việt đã dần trở thành thương hiệu nổi tiếng được thế giới biết đến. Có thể kể đến 10 thương hiệu trà Việt thượng hạng hiện nay gồm:
Trà sen Tây Hồ: Là sự kết hợp đặc biệt của trà nõn tôm Tân Cương cùng với hoa sen Bách Diệp. Trà sen Tây Hồ có cánh trà nhỏ, phảng phất hương ngọt mát của hoa sen tự nhiên, lúc uống vào cảm thấy hơi chát nơi đầu lưỡi, nhưng sau đó là sự ngọt ngào đậm đà lan tỏa và lưu lại trong cổ họng, tạo cảm giác sảng khoái khi thưởng trà.
Trà Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa: Là thức uống yêu thích của nhiều người thích thưởng trà. Đây là loại trà thuộc dòng trà xanh, búp trà to màu trắng xám phủ một lớp lông tơ mịn trắng như tuyết nên người dân thường gọi là trà Tuyết. Trà Shan Tuyết cổ thụ Tà Xùa phát triển ở độ cao hơn 1.200m, quanh năm bao phủ bởi mây mù, nhiệt độ giữa ngày - đêm chênh lệch lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đã tạo nên một thức trà thuần khiết tự nhiên, phảng phất hương thơm thanh mát.
Trà Tân Cương ở Thái Nguyên: Được bán chạy nhất trên thị trường. Cánh chè gọn, nhỏ, trên bề mặt có nhiều phấn trắng, vị ngọt ngọt, chát chát, hài hòa, không đắng. 
Trà Ô Long: Có vị thanh mát, ngọt ngọt chứ không đắng chát. Trà Ô Long có chứa chất chống oxy hóa cao, có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch, đột quỵ… Hơn nữa, trà còn có tác dụng làm sáng răng, giúp răng không bị sâu.
Bạch trà: Là loại trà nổi tiếng, sợi trà dài, màu trắng bạch, hương vị thuần khiết, ngọt lành, màu nước trà trong. Trà trắng có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm mỡ máu, hỗ trợ hệ thống tim mạch, đẩy lùi lão hóa và chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư cùng các bệnh tim mạch. Loại trà này thích hợp dành cho phụ nữ.
Trà nõn tôm: Làm từ những nõn trà 1 tôm 1 lá ngon nhất. Cánh trà nhỏ, chắc, khi pha nước có màu xanh vàng, sánh như mật ong, mang hương cốm non nhè nhẹ, ngọt miệng. 
Trà Thiết Quan Âm: Là loại trà được bán lên men, giữa trà xanh và trà hồng. Lá trà sau khi chế biến có các đặc trưng dễ nhận thấy như sợi cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục sa, hình thể tựa loa ốc, thoảng hương hoa lan. Vị trà chát thanh, nhẹ nhàng, thơm ngon giúp tinh thần sảng khoái. Màu nước trà đẹp, có màu vàng sáng như hổ phách. 
Trà vằng: Là loại cây thuộc họ Nhài, thường mọc hoang thành bụi nhỏ ở vùng núi và trung du ở miền Trung nước ta. Loại cây này thường được người dân dùng để sắc hay pha thuốc uống. Thân cây nhiều đốt, khá cứng, cành chia thành nhiều nhánh nhỏ, khẳng khiu. Chè vằng có tác dụng điều trị các bệnh như cao huyết áp, mất ngủ, khó tiêu, kinh nguyệt không đều. Chè vằng còn có tác dụng tốt cho sản phụ sau sinh, giúp lợi sữa. 
Trà đen (Hồng trà): Là thức uống rộng rãi ở châu Âu, Trung Phi và Trung Đông. Hồng trà được ủ từ lá trà sau khi vò làm trà biến màu từ xanh lục sang màu sậm hơn. Sau khi sấy khô, trà được pha, trộn cùng các nguyên liệu. Hồng trà có độ oxy hóa 100%. Đây là loại trà có hương vị mạnh nhất các loại trà Việt Nam. Một số loại đắng và có vị chát đậm. Loại trà này có tác dụng giảm cân, giảm cholesterol trong máu, kích thích tiêu hóa, tăng cường nguồn năng lượng và hệ thống miễn dịch. Trà đen cũng là thành phần trong nhiều đồ uống yêu thích của giới trẻ như hồng trà kem sữa, trà sữa..
Trà sâm dứa: Là loại trà pha trộn với các loại hoa như hoa lài, hoa ngâu, trà tiên, lá dứa, hoa sói tạo lên hương thơm ấn tượng. Trà có vị chát trà xanh hương dứa quyến rũ, nước màu vàng xanh xủa lá trà non, vị thanh, tươi mát. Nước trà trong không có bụi, vởn đục. Trà sâm dứa nổi tiếng là thức uống rất tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như giảm âu lo, ngăn ngừa lão hóa, phòng ngừa nhiễm lạnh và dị ứng, làm đẹp da, giảm mụn nhọt.
Giải pháp phát triển bền vững 
Trước những hạn chế bất cập của sản phẩm trà đang tồn tại, các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững đối với các sản phẩm trà Việt, thời gian tới ngành chè cần triển khai đồng bộ để giải quyết ngay một số giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt Nam thông qua chuyển đổi các giống chè cũ sang các giống chè mới. Đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm chè chế biến bằng công nghệ tiên tiến.
Thứ hai, thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến. Cơ cấu lại tỷ lệ chè đen và chè xanh một cách hợp lý để đảm bảo đáp ứng cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Thứ ba, duy trì và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu vào các thị trường chủ lực; hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, EU, Mỹ…
Thứ tư, thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hãy cùng ngành chè Việt Nam phát triển bền vững và khẳng định thương hiệu tầm quốc tế.
Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. Đồng thời, đầu tư các công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Thứ sáu, cần tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân trồng chè và thực hành sản xuất chè bền vững, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng (IPM, ICM). Đảm bảo quy hoạch vùng sản xuất, ngoài định dạng độ cao cho từng vùng, miền để xác định giống chè phải gắn với các cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu chè.
Thứ bảy, để đạt được mục tiêu phát triển chè an toàn, bền vững, ổn định diện tích trồng chè của Việt Nam khoảng 130 - 140 nghìn ha; đến năm 2025 diện tích chè được chứng nhận an toàn lên 55% và đến năm 2030 khoảng 75%; nâng tỷ lệ chè chất lượng cao (chè xanh, chè Ô long…) lên 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật; 100% số cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD vào năm 2025 và 400 triệu USD vào năm 2030… các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cần thực hiện tốt công tác quản lý diện tích chè nguyên liệu, đảm bảo diện tích chè hiện có. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, các địa phương về phát triển sản xuất chè an toàn; kết hợp chuyển đổi giống mới, thâm canh, nâng cao chất lượng chè.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá xu hướng thị trường, cần có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chè Việt trên thị trường quốc tế để nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè. Các địa phương trồng chè cần khẩn trương xây dựng đề án phát triển vùng sản xuất chè an toàn; triển khai các dự án khoa học - công nghệ, khuyến nông phục vụ sản xuất, chế biến chè an toàn để tạo nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của thị trường nhằm đưa Trà Việt lan tỏa được tới mọi nhu cầu của người tiêu dùng./.
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3