Bài toán về bình ổn giá của các doanh nghiệp phân bón


(CHG) Giá phân bón trong nước luôn là vấn đề "nóng" của các doanh nghiệp, bởi sự chi phối của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, sự thay đổi về nhu cầu của người dân cũng đòi hòi sản phẩm có chất lượng cao, an toàn sức khoẻ, bảo vệ môi trường... do đó, cần có những biện pháp bình ổn giá và phát triển phân bón hữu cơ để phát triển bền vững. 
Cần bình ổn giá phân bón trong nước
Bước sang năm 2023, giá phân bón có phần hạ nhiệt, nhưng chủ yếu là mặt hàng phân đạm, còn ở các nhóm khác như lân, kali… vẫn còn giữ mức khá cao. Nhiều chuyên gia dự báo, năm 2023 giá phân bón vẫn tiếp tục neo ở mức cao và khó có thể hạ nhiệt. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung ứng trong nước, bình ổn giá vẫn luôn là bài toán khó với cơ quan quản lý và doanh nghiệp. 
Diễn biến tình hình xung đột Nga - Ukraine đang làm cho kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn, Bộ Công Thương dự báo thời gian tới thị trường phân bón vẫn diễn biến phức tạp, khó lường về giá và nguồn cung ứng. Bởi với loại phân kali tại thị trường trong nước đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nga.
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, sự đứt gãy thị trường thế giới đã và đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón. Việt Nam cũng tuân theo quy luật tất yếu của giá cả thị trường, khi giá cả thế giới biến động, trong đó có cả giá phân bón tăng hay giảm, đều lập tức phản ánh vào thị trường trong nước.
Không chỉ dừng lại ở đó, sự xuất hiện trên thị trường quá nhiều phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoặc vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa khiến nông dân cảm thấy lo lắng trong việc lựa chọn mua phân về bón cho cây trồng.
Chính sự cạnh tranh thị phần phân bón trong nước ngày một tăng, thậm chí có sự cạnh tranh không lành mạnh, có sự lẫn lộn, mập mờ về chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đất đai bị thoái hóa, ô nhiễm môi trường… mà còn gây thiệt hại nặng nề tới đời sống kinh tế của người nông dân. Hoạt động trồng trọt của người nông dân lúc này vừa phải chịu tác động từ việc giá phân bón tăng cao, vừa phải đối mặt với nạn phân bón giả.
Đáng chú ý, khoảng 2 năm qua, nông dân Việt luôn rơi vào khó khăn vì chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng, trong khi giá cả nông sản lại giảm sút thê thảm vì nhiều lý do, đã khiến nhiều nông dân rơi vào khó khăn, thua lỗ, phải bỏ vụ. Đây cũng là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất phân bón nói riêng.
Ngoài ra, còn có các vi phạm khác như vi phạm về đăng ký kinh doanh, vi phạm về hợp đồng, hóa đơn và vi phạm về giá, buôn lậu, trốn thuế... Mặt khác, một số chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành phân bón không chỉ có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mà cả nông nghiệp, nông dân đều bị “lọt” vào thế khó khăn.
Bên cạnh đó, yếu tố quyết định đến biến động giá phân bón ở thị trường trong nước lại phụ thuộc vào giá bán phân bón thế giới, mối quan hệ cung - cầu, cùng yếu tố đặc thù của phân bón thế giới đã tăng cao mức kỷ lục, trong khi chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển cũng tăng mạnh, doanh nghiệp buộc phải đẩy vào giá bán để bù lại chi phí. 
Nhận định rõ năm 2023, giá phân bón vẫn tiếp tục neo ở mức cao, ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của nông dân và ngành nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) cùng Bộ Công Thương đã yêu cầu doanh nghiệp sản xuất phân bón cần đầu tư tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, cắt giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý đảm bảo yêu cầu cung ứng đủ phân bón cho thị trường trong nước.
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần phát triển cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, vì đây là xu thế phát triển tất yếu, đáp ứng nhu cầu của người nông dân; hướng đến các mặt hàng chất lượng cao, an toàn sức khoẻ, bảo vệ môi trường và tránh được tác động từ giá phân bón hoá học đang ở mức cao.
Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục yêu cầu các lực lượng Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để bình ổn giá thị trường phân bón, chủ động phối hợp với Bộ
NN&PTNT, các ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng phân bón. Đồng thời, thực hiện giải pháp ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.

Đẩy mạnh sản xuất phân bón hữu cơ
Từ một quốc gia phải phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu, trong khoảng 30 năm trở lại đây, ngành phân bón Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chủ động được nguồn cung và thậm chí xuất khẩu sản phẩm sang hơn 20 quốc gia trên thế giới. Nền nông nghiệp Việt Nam muốn chuyển hướng theo xu thế nông nghiệp hữu cơ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất phân bón hữu cơ. 
Vừa qua, Bộ
NN&PTNT vừa ban hành “Kế hoạch hành động tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ tiết kiệm, cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022 – 2025”, trong đó có nội dung quan trọng là phát triển và nhân rộng các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ.
Theo Kế hoạch hành động tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ tiết kiệm cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022 – 2025, đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được phép lưu hành sẽ nâng lên 25% so với tổng số sản phẩm phân bón; Nâng công suất sản xuất phân bón của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 1,25 lần (5 triệu tấn/năm). Lượng phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020.
Bộ NN&PTNT cũng đặt ra mục tiêu là phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối bảo đảm hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường.
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, hiện, cả nước có 841 cơ sở sản xuất phân bón, với tổng công suất 29,25 triệu tấn/năm. Nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp nước ta khoảng 10,5 triệu tấn/năm. Trong đó, sản lượng từ các nhà máy sản xuất trong nước cung ứng khoảng 7,5 triệu tấn. Các nhà máy sản xuất phân bón đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như phân lân, phân ure, phân bón hỗn hợp NPK. 
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, Cục Bảo vệ thực vật nhận định, nhu cầu phân bón vô cơ trong nước và thế giới đang chững lại, tình trạng dư cung tiếp tục diễn ra. Các sản phẩm phân bón trong nước cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn của hàng nhập khẩu. 
Nhu cầu phân bón trong nước giảm cũng là vì diện tích canh tác tại đồng bằng sông Cửu Long giảm, do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài trên diện rộng. Giá phân bón cũng tăng do giá nguyên liệu tăng, giá xăng tăng do chi phí vận chuyển tăng…
Để tăng năng lực sản xuất cũng như chất lượng phân bón, các doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, cắt giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. 
Các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động chuyển dần sang sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, nhằm cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, đáp ứng nhu cầu của người nông dân, hướng đến các mặt hàng nông sản chất lượng cao, an toàn sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Nhà máy sản xuất phân bón Bình Điền.
Nhà nước đã có hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, cụ thể hoá các chính sách về phát triển phân bón hữu cơ tại Điều 4 Luật Trồng trọt năm 2018 (có hiệu lực từ 01/2/2020), các tiêu chuẩn (TCVN), quy chuẩn (QCVN) để kiểm soát chất lượng phân hữu cơ đang được hoàn thiện về số lượng và chất lượng như TCVN về phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học và vi sinh vật, quy chuẩn quốc gia về chất lượng phân bón, kiểm soát các phòng thử nghiệm, khảo nghiệm phân bón…
Nhiều nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, quy mô lớn, cho phép tạo ra các loại phân bón hữu cơ chất lượng tốt, ổn định, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn nguyên liệu sẵn có như chất thải hữu cơ từ chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, công nghiệp chế biến, rác thải sinh hoạt và các chất hữu cơ trong tự nhiên (rong biển, tảo biển...). Do vậy, công suất của các nhà máy và sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra đã tăng rõ rệt.
Tiềm năng phát triển của phân bón hữu cơ còn nhiều, không chỉ có vậy, nó còn cho thấy ngành sản xuất phân bón đã và đang có sự chuyển dịch tích cực từ sản xuất phân bón vô cơ sang hữu cơ. Việc còn lại là các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của ngành nông nghiệp.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3