Chuyển đổi số trong thương mại điện tử: Phát triển hợp đồng điện tử an toàn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)


(CHG) Chuyển đổi số trong thương mại điện tử đang tạo ra cơ hội lớn, nhưng cũng đặt ra thách thức về bảo mật và tính hợp pháp. Hợp đồng điện tử được coi là “chìa khóa” quan trọng bảo vệ an toàn giao dịch và đảm bảo minh bạch, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tính ưu việt của hợp đồng điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ là một xu hướng phát triển mà còn là một nhân tố cốt lõi trong việc thúc đẩy nền kinh tế số toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là internet và các thiết bị di động, TMĐT đã trở thành cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường nhanh chóng, giảm chi phí vận hành, và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực chủ chốt trong nền kinh tế số, Năm nay, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước vượt mốc 25 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2023. Số này cao hơn so với dự báo 22 tỷ USD trước đó của Google, Temasek, Bain & Company đưa ra tại báo cáo "e-Economy SEA 2024".  Không dừng lại ở đó, TMĐT dự kiến sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025.
Chiếm hơn 60% về quy mô của nền kinh tế số Việt Nam năm nay, thương mại điện tử là một trong hai động lực tăng trưởng chính, cùng du lịch online. Các lĩnh vực còn lại gồm gọi xe - thực phẩm, truyền thông trực tuyến.
Việt Nam cũng đang được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Điều này tạo động lực phát triển kinh tế, dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Kinh doanh trực tuyến, TMĐT ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò quan trọng trong chuỗi chuyển đổi số. Hợp đồng điện tử không chỉ giúp giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch mà còn nâng cao tính chính xác và bảo mật, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và an toàn. Nhờ vào khả năng tự động hóa quy trình và bảo vệ thông tin, hợp đồng điện tử giúp xây dựng niềm tin vững chắc cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc giám sát và kiểm soát các giao dịch, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong môi trường kinh doanh số.
Đánh giá về vai trò, tính ưu việt của hợp đồng điện tử, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh cho hay, việc ứng dụng hợp đồng điện tử đóng vai trò quan trọng trong hoàn thiện kinh tế số, giúp Chính phủ quản lý và phát triển hoạt động thương mại hiệu quả, bền vững. Đặc biệt, ứng dụng hợp đồng điện tử toàn diện sẽ giúp tiết kiệm từ 50.000 đến 70.000 tỷ đồng/năm, bao gồm chi phí in ấn giấy tờ, chuyển phát và bảo quản hồ sơ, chứng từ... Giao kết qua điện tử cũng giúp doanh nghiệp vận hành quy trình kinh doanh nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc chứng minh lịch sử giao thương với cơ quan quản lý, tổ chức ngân hàng, tài chính. Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử còn được bảo vệ hiệu quả, bảo đảm giá trị như bản giấy trong giao dịch…
"Thực tế, với giao dịch xuyên biên giới, việc ký hợp đồng truyền thống phải mất ít nhất 2 đến 4 tuần để hoàn thành cùng khoản chi phí (từ 500 đến 2.000 USD) cho việc vận chuyển, công chứng… Còn với hợp đồng điện tử, thời gian ký kết giảm xuống vài giờ, tiết kiệm khoảng 60-80% chi phí trong khi tăng 40% hiệu quả quản lý" - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh.
Các chuyên gia nhận định, hợp đồng điện tử khi được ứng dụng hiệu quả sẽ tạo ra sự bùng nổ về giao dịch đa kênh; giúp người bán hàng, nhà cung cấp, nhà sản xuất, người tiêu dùng gắn kết trong mạng lưới dữ liệu; đồng thời giúp minh bạch hóa thị trường, nền kinh tế, tránh thất thu thuế, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp… Đặc biệt, nhờ đó, cơ quan quản lý phòng, chống hiệu quả nạn lừa đảo, trốn thuế, hàng giả, hàng nhái.
Giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Hợp đồng điện tử là chuỗi kết nối tất yếu của quá trình chuyển đổi số trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các hợp đồng phát sinh không phải là điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện nay, hợp đồng là hình thức thể hiện cơ bản của các mối quan hệ dân sự và thương mại, là khởi đầu của các quy trình giao dịch trong đời sống xã hội và hoạt động kinh tế. Do vậy, giao kết hợp đồng trên môi trường điện tử cũng là một trong những vấn đề mấu chốt của quy định pháp luật về giao dịch điện tử, được thể hiện trong Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử và Công ước Liên hợp quốc về giao kết hợp đồng sử dụng chứng từ điện tử.
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử cũng đã đưa ra những quy định mang tính nền tảng để đảm bảo cho giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, trong đó có vấn đề chứng thực hợp đồng điện tử.
Trong quá trình thực thi Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) về thương mại điện tử, đã có 11 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (gọi tắt là CeCA: Viettel, VNPT, FPT, CMC,…) đã được xác nhận đăng ký để triển khai cung cấp dịch vụ này. Vai trò của các tổ chức trên là bảo đảm về mặt kỹ thuật để quá trình ký kết hợp đồng/giao kết điện tử trên môi trường trực tuyến được diễn ra an toàn.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử CeCA sẽ cung cấp một hạ tầng số giúp doanh nghiệp, người dân sử dụng hợp đồng điện tử được bảo vệ bởi các công nghệ xác thực và tin cậy, hướng tới kết nối kỹ thuật và hỗ trợ các bên thứ 3 như cơ quan thuế, ngân hàng, các tổ chức tài chính và cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện các nghiệp vụ liên quan.
Những tổ chức này đóng vai trò bảo vệ giá trị pháp lý cho hợp đồng điện tử và tạo niềm tin cho các bên tham gia, bao gồm cả người dân và doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp, minh chứng cho sự phát triển tích cực của dịch vụ này.
Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ tháng 7 năm 2024, không chỉ đơn thuần là một quy định pháp lý mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho các công nghệ tiên tiến, như chữ ký số, dấu thời gian và định danh điện tử. Điều này cho thấy tầm nhìn xa của Chính phủ trong việc hiện đại hóa hệ thống giao dịch thương mại, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, sự phát triển của hợp đồng thương mại điện tử cũng gặp không ít khó khăn. Các vấn đề như chi phí cao, thủ tục phức tạp, và sự chấp nhận hạn chế từ các bên thứ ba (cơ quan thuế, ngân hàng…) vẫn là rào cản đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đồng thuận rằng cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách liên quan đến hợp đồng điện tử để giải quyết những khó khăn thực tế.
Do đó, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm ban hành các văn bản liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật để hợp đồng điện tử có thể được chấp nhận bởi bên thứ ba cũng như tăng cường sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hợp đồng điện tử trở thành công cụ giao dịch phổ biến. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh mà còn thúc đẩy sự minh bạch, an toàn trong các giao dịch, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững trong môi trường kinh tế số.
Hợp đồng điện tử được coi là “chìa khóa” quan trọng bảo vệ an toàn giao dịch và đảm bảo minh bạch
 
Hợp đồng điện tử khi được ứng dụng hiệu quả sẽ tạo ra sự bùng nổ về giao dịch đa kênh
Doanh nghiệp có thể yên tâm khi sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam
 

Nguồn: Bộ Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Xây dựng Luật Thương mại điện tử trong năm 2025, tạo nền tảng cho kinh doanh trực tuyến

(CHG) Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử trong năm 2025 nhằm thống nhất hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trong mối tương quan với các luật khác

Xem chi tiết
Đến năm 2025, 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến pháp luật

(CHG) Theo quyết định 319/QĐ-TTg của của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025, 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến pháp luật.

Xem chi tiết
Tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

(CHG) Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội vừa tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024. Đây là dịp để biểu dương, động viên những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.

Xem chi tiết
Tăng cường hợp tác đa phương để quảng bá sản phẩm Việt trên trường quốc tế

(CHG) Trong bối cảnh hợp tác đa phương, song phương, xúc tiến thương mại là công cụ thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư vào thương hiệu, khẳng định chất lượng và giá trị hàng hóa của Việt trên trường quốc tế.

Xem chi tiết
Thương mại điện tử - "Chìa khóa" giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn xa trong kỷ nguyên số

(CHG) Trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử đã mở ra một cơ hội vô cùng lớn giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn ra ngoài phạm vi giới hạn truyền thống, khẳng định vị thế và đạt được sự phát triển vượt bậc.

Xem chi tiết
2
2
2
3