Cơ hội và thách thức


(CHG) Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài trên 3.200km và bức xạ nhiệt cao nên có nhiều lợi thế để phát triển ngành muối. Sản xuất muối tại Việt Nam là một nghề truyền thống, có từ lâu đời, là ngành sản xuất có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhu cầu muối đang tăng, nhưng sản xuất muối lại chưa đáp ứng yêu cầu…
Cánh đồng muối tại Bạc Liêu. Ảnh: Internet
Những lợi thế của ngành muối Việt Nam
Cả nước hiện có 19 tỉnh, thành phố, gồm 40 huyện, 79 xã có nghề sản xuất muối. Theo quy hoạch, tổng diện tích muối là 12.654ha, nhưng thực tế sản xuất hiện nay chỉ là 11.978ha, còn lại khoảng 667ha (chiếm 5,27%) không được sản xuất do diêm dân bỏ hoang ruộng muối, hoặc đã chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau màu. Sản lượng muối bình quân mỗi năm đạt trên 1 triệu tấn. 
Cả nước hiện có khoảng 13.743 hộ sản xuất muối (diện tích đất sản xuất muối bình quân/hộ là 0,44ha/hộ). Tổng số lao động tham gia sản xuất muối khoảng 32.099 lao động. Tuy nhiên, lao động sản xuất muối hiện phần lớn là người già, phụ nữ ở địa phương. Hoạt động sản xuất muối đa phần là dựa trên kinh nghiệm làm muối truyền thống. 
Hiện nay, quy trình sản xuất muối được áp dụng theo 3 phương thức chính: 
Thứ nhất, đa số áp dụng hình thức phơi cát truyền thống. Điển hình là Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Thời vụ sản xuất từ tháng 5 - 12 hằng năm. Diện tích sản xuất muối phơi cát khoảng 1.026ha, chiếm 8,6% diện tích sản xuất muối cả nước. Sản lượng muối từ 100 - 120 nghìn tấn/năm.
Thứ hai, từ Quảng Bình trở vào đến Cà Mau, áp dụng hình thức phơi nước phân tán. Thời vụ sản xuất muối trong năm từ tháng 8 - 12. Diện tích sản xuất muối phơi nước phân tán là 1.408ha, chiếm 61,8% diện tích sản xuất muối cả nước (trong đó khoảng 516ha ô kết tinh muối). Sản lượng muối từ 400 - 500 nghìn tấn/năm. 
Thứ ba, ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, áp dụng hình thức phơi nước tập trung quy mô công nghiệp. Diện tích sản xuất khoảng 3.552ha, chiếm 29,6% diện tích sản xuất muối cả nước. Sản lượng muối trung bình từ 250 - 350 nghìn tấn/năm.
Công nghiệp chế biến muối cũng đã phát triển với 72 cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất muối tinh, muối trộn i-ốt, muối sạch xuất khẩu. Nhìn chung sản phẩm muối của các doanh nghiệp chế biến đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và một phần cho xuất khẩu. 
Sản phẩm muối hiện nay được chia thành 4 nhóm chính là muối thô, muối tinh, muối thực phẩm và muối công nghiệp.
Muối chế biến công nghiệp gồm muối thực phẩm, muối tinh, được dùng để ăn trực tiếp, dùng làm chất điều vị trong chế biến thực phẩm như bột dinh dưỡng, sữa bột, cà phê hoà tan, hạt nêm, mì chính, nước chấm… Ngoài ra, muối tinh còn được dùng trong chế biến thức ăn chăn nuôi. Muối thô được dùng trong chế biến nước mắm từ cá và trong xử lý môi trường, các ngành công nghiệp khác.

Thị trường muối có nhiều vùng trắng
Hiện nay, muối do các hộ diêm dân sản xuất ra được tiêu thụ theo 3 kênh chính. Đầu tiên là doanh nghiệp sản xuất chế biến muối tiêu thụ 34,4% tổng sản lượng muối, thông qua hoạt động chế biến muối của doanh nghiệp, đang là nguồn đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng ăn trực tiếp và công nghiệp chế biến thực phẩm.
Thứ hai, là các hợp tác xã muối tiêu thụ 6,5% tổng sản lượng muối, thông qua liên kết với doanh nghiệp chế biến muối để tiêu thụ cho các thành viên hợp tác xã. Thứ ba, là tư thương, bán lẻ tiêu thụ 60% tổng sản lượng muối.
Bên cạnh đó, một số địa phương đã đưa được sản phẩm muối vào các kênh siêu thị như BigC, Copmak, Vinmart… Nhiều địa phương đã xây dựng được thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, phát triển sản phẩm muối OCOP gồm: Sản phẩm muối tinh của Công ty CP Muối và thương mại Bạc Liêu đạt OCOP 4 sao; sản phẩm muối Đề Gi của tỉnh Bình Định đã được xác lập quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận gắn với địa danh “Đề Gi”; muối tre Kosal của Quảng Bình đạt OCOP 3 sao; nhãn hiệu tập thể “Muối Sa Huỳnh”; nhãn hiệu chứng nhận “Muối Bà Rịa” của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; nhãn hiệu chứng nhận “Muối Tuyết Diêm” tỉnh Phú Yên...
Về xuất nhập khẩu muối, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, lượng muối nhập khẩu của nước ta từ 2017 - 2020 đạt trung bình khoảng 500 nghìn tấn/năm. Muối nhập khẩu chủ yếu là muối công nghiệp phục vụ sản xuất hoá chất. Ngoài ra, một lượng nhỏ muối tinh, muối thực phẩm được nhập khẩu phục vụ y tế, xử lý môi trường và các ngành công nghiệp khác. 
Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam phải áp dụng cơ chế quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với một số nông sản, trong đó có mặt hàng muối. Sau thời hạn hết hiệu lực của hạn ngạch thuế quan, việc Nhà nước tiếp tục có cơ chế, chính sách bảo hộ sản xuất muối là không thể, do các cam kết khi gia nhập WTO.
Năm 2022, hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối là 80.000 tấn. Năm 2023, dự kiến là 84.000 tấn. Thực tế, số lượng muối được cấp phép nhập khẩu có thể thấp hơn so với hạn ngạch. Đây cũng chính là nỗ lực của Nhà nước để bảo vệ ngành muối sản xuất trong nước, đảm bảo và nâng cao thu nhập cho diêm dân.
Mặt khác, trong nhiều năm qua, hoạt động sản xuất khai thác và tinh chế muối luôn nằm trong nhóm những ngành nghề đặc biệt, được ưu đãi đầu tư. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành Muối là phải sớm thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường nội địa, nhất là nhu cầu muối dùng cho công nghiệp hóa chất.   
Muốn vậy, ngành muối cần mở rộng quy mô đồng muối công nghiệp với năng suất, chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng muối của diêm dân, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho nhu cầu chế biến trong nước và nhu cầu công nghiệp.
Về xuất khẩu, sản phẩm muối sạch của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng số lượng còn rất “khiêm tốn”, chỉ được khoảng 20 - 40 nghìn tấn muối sạch mỗi năm.
Thực trạng của hoạt động sản xuất muối cho thấy vẫn còn nhiều điểm khó khăn để phát triển toàn diện. Ngành Muối cần có hướng đi đúng đắn để đáp ứng được nhu cầu cho quốc gia, cũng như khôi phục lại giá trị của làng nghề muối truyền thống nhằm bảo đảm tiêu dùng ngay tại thị trường trong nước./.
(Còn nữa)
Còn lại: 1000 ký tự
Hiểm họa sử dụng mũ bảo hiểm giả và phụ tùng xe máy giả

(CHG) Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm cùng đại diện các cơ quan chức năng về vấn nạn hàng giả trong việc sử dụng mũ bảo hiểm và phụ tùng xe mô tô, xe gắn máy là một vấn đề gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội.

Xem chi tiết
Kiến tạo hệ sinh thái sản phẩm số thông minh, doanh nhân Hoàng Mai Chung được vinh danh tại I4.0 Awards

(CHG) Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với “nhà kiến tạo” hệ sinh thái công nghệ bất động sản thông minh Meey Group.

Xem chi tiết
Giành giải I4.0 Awards 2025, Meey Group khẳng định vị thế dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản

(CHG) Ngày 22/6, tại Lễ vinh danh Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã xuất sắc giành 2 giải thưởng quan trọng, tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số ngành bất động sản và bám sát định hướng, mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Xem chi tiết
LocknLock đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng tại Việt Nam qua chuỗi Brand Day trải nghiệm thực tế

(CHG) LocknLock chính thức khởi động sự kiện khuyến mãi lớn nhất mùa hè mang tên LocknLock Brand Day 2025, diễn ra từ 20 đến 22/6/2025 tại cửa hàng LocknLock Long Hậu (huyện Cần Giuộc, Long An).

Xem chi tiết
Meey Atlas với tham vọng trở thành nền tảng bản đồ số hàng đầu Việt Nam

​(CHG) Với nhiều ưu điểm vượt trội, khác biệt, Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt do Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) phát triển đã ghi dấu ấn mạnh mẽ. Đây cũng chính là sản phẩm đã chinh phục giải Sao Khuê 2025.

Xem chi tiết
2
2
2
3