Gian nan nghề muối


(CHG) Muối không chỉ là sản phẩm thiết yếu trong sinh hoạt của con người, mà còn được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, y tế, công nghiệp hoá chất… Tuy có bờ biển dài, khí hậu thích hợp cho nghề muối phát triển, nhưng các HTX Diêm nghiệp và bà con diêm dân đang gặp rất nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.
Ngành Muối Việt Nam đang gặp khó khăn và nhiều diêm dân đã bỏ nghề.
Nguyên do diêm dân bỏ nghề
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Việt Nam là quốc gia có lợi thế để phát triển ngành sản xuất và chế biến muối do sở hữu bờ biển dài trên 3.200km và bức xạ nhiệt cao. Cả nước hiện có khoảng 10.883 hộ sản xuất muối tương ứng với số lao động là 21.923. 
Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là địa phương có nghề làm muối được hình thành từ thế kỷ XIV. Hiện tại, diện tích sản xuất muối trên địa bàn ổn định với khoảng 600ha, sản lượng bình quân đạt 50.000 tấn/năm.
Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có 12 HTX, 9 làng nghề và 5 cơ sở chế biến muối. Tuy nhiên, nghề muối ít được đầu tư, nên hạ tầng nhiều nơi đã xuống cấp. 
Đã từ rất lâu, bà con diêm dân thu hoạch muối xong vẫn để thành đống trên bờ ruộng, chỉ che phủ sơ sài rồi chờ bán cho thương lái, hoặc bán cho các cơ sở chế biến muối tại địa phương. Thu nhập từ sản xuất muối thấp nên nhiều lao động đã chuyển sang ngành nghề khác. Do đó, nhiều nơi đã từng có truyền thống làm muối, nay đã bỏ nghề.
Hiện tượng diêm dân bỏ nghề cũng diễn ra ở nhiều vùng sản xuất muối khác trên cả nước. Bà con diêm dân không còn gắn bó với nghề làm muối truyền thống, bởi giá cả bấp bênh, thu nhập không ổn định so với các ngành nghề khác. Mặt khác, nghề làm muối phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Trong khi diêm dân chuẩn bị phương tiện và nhân lực sẵn sàng vào mùa thì gặp thời tiết bất lợi, mưa trái mùa... khiến cho nghề muối càng rơi vào khó khăn.

Ông Nguyễn Hoàng Quốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Diêm nghiệp Huy Điền (xã Điền Hải, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cho biết, hợp tác xã được giao 42 ha quỹ đất công ích để sản xuất muối. Đầu vụ muối năm 2022 - 2023, tình hình sản xuất của hợp tác xã gặp rất nhiều bất lợi do thời tiết mưa muộn, làm tốn chi phí nhân công và nhiên liệu mỗi khi cải tạo lại ruộng muối.
Cùng quan điểm, ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu nhận định, vụ muối năm 2022 - 2023 sẽ rất khó khăn, bởi thời tiết bất lợi. “Hiện tại, bà con chưa có hạt muối nào để thu hoạch. Thời điểm này, vụ muối đã chậm hơn khoảng 30 - 45 ngày so với hàng năm. Hiện tại, bà con cũng đã chuẩn bị các điều kiện để vào vụ muối, nhưng thời tiết vẫn còn mưa, ít nắng”, ông Tuấn cho biết.

Nghề làm muối tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu có truyền thống hơn 100 năm, với diện tích hơn 1.280ha. Đây là một trong những nghề truyền thống đã được công nhận Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Bước sang năm 2023, thời tiết mưa trái mùa thất thường khiến nghề làm muối tại Đông Hải bị ảnh hưởng nặng nề. Có thời điểm trời âm u, không đủ nắng kèm theo không khí lạnh kéo dài, khiến độ mặn của muối chỉ đạt khoảng 50% so với độ mặn muối kết tinh.

Khó khăn của ngành muối 
Theo phân tích của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), năm 2021, diện tích sản xuất muối của nước ta khoảng 11.393ha. Trước đó, năm 2017 đạt 13.158ha, năm 2018 với 13.079ha, năm 2019 đạt 12.494ha... Về sản lượng, năm 2020 đạt 1.334.507 tấn, năm 2021 đạt 914.999 tấn. Các sản phẩm muối đa dạng, nhất là sản phẩm dùng trong ăn uống, thực phẩm, hiện nay được phân thành 4 nhóm chính gồm: muối thô, muối tinh, muối công nghiệp và muối thực phẩm. 
Mặc dù sản lượng muối trung bình trong những năm gần đây đạt trên 1 triệu tấn/năm, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả nước (khoảng 1,5 triệu tấn) và phải nhập khẩu từ 400 - 600 nghìn tấn muối mỗi năm để đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, dự báo nhu cầu về tiêu dùng muối toàn quốc sẽ đạt khoảng 2 triệu tấn vào năm 2030, muối công nghiệp sẽ cần khoảng 1,35 triệu tấn. 
Ông Bùi Long Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghệ Muối biển cho biết, hiện nay, nhu cầu muối tăng cao. Trong khi muối nguyên liệu, muối tinh chế lại rất khan hiếm. "Nguyên nhân của việc này là do hầu hết chúng ta làm muối giống nhau nên cạnh tranh rất khó
", ông Sơn nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Trưởng ban Phát triển dự án thuộc Tập đoàn BIM Group cho rằng, do hạ tầng đồng muối không được đầu tư nâng cấp đồng bộ, nên đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng muối, dẫn đến giá thành bán không cạnh tranh được với muối nhập khẩu. Chúng ta chủ yếu sản xuất muối thô, chưa đáp ứng được khoa học công nghệ để đưa vào chuỗi sản xuất; khâu lưu trữ, vận chuyển logistics còn yếu. Số lượng doanh nghiệp lớn đầu tư vào ngành muối còn hạn chế, chất lượng muối chưa được đồng đều, giá cả đầu ra thấp.

Hiện nay, hoạt động sản xuất muối của nước ta chủ yếu theo phương pháp thủ công, quy mô phân tán theo hộ diêm dân (chiếm tới 69% diện tích), nên năng suất, chất lượng muối thấp. Chất lượng và số lượng muối tại các đồng muối công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp hoá chất, nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu muối công nghiệp.
Các đồng muối công nghiệp ở nước ta chủ yếu chế biến muối tinh cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Điều này trực tiếp cạnh tranh sản phẩm muối do diêm dân sản xuất, dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ muối truyền thống của bà con diêm dân.

Thông tin từ tỉnh Bạc Liêu cho biết, thực tế cho thấy, nhiều hợp tác xã trong lĩnh vực diêm nghiệp của tỉnh Bạc Liêu gặp khó khăn, do muối làm ra chỉ bán được cho thương lái, chưa có sự hợp tác, thoả thuận giữa các bên sản xuất có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản phẩm muối, nên chưa liên kết được các doanh nghiệp thu mua của địa phương. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất chế biến muối trên địa bàn tỉnh chưa có những hoạt động liên kết bao tiêu sản phẩm cho các hợp tác xã, tổ hợp tác và diêm dân sản xuất muối, nên nghề muối của diêm dân không phát triển được. 
Mặt khác, mạng lưới giao thông vận chuyển muối của diêm dân sản xuất tại đồng ruộng tới khu chế biến, bảo quản của các doanh nghiệp rất khó khăn, làm tăng thêm chi phí giá thành sản xuất cũng đang là “rào cản” ngăn trở ngành sản xuất muối phát triển. 
Hiện nay, tất cả cơ sở vật chất phục vụ sản xuất muối của diêm dân đều đã xuống cấp, thậm chí hư hỏng nghiêm trọng, dẫn đến năng suất muối không cao. Mặt khác thị trường muối gần như chưa có sự quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý… nên chưa xuất hiện các thương hiệu mạnh có tính chất chủ đạo, dẫn dắt nhu cầu. Việc cho các hộ diêm dân vay vốn đầu tư sản xuất muối cũng khó triển khai, vì thu nhập từ sản xuất muối thấp, bấp bênh nên nhiều hộ dân gặp khó  trong vấn đề trả nợ ngân hàng đúng thời hạn.

Việc đầu tư chưa đảm bảo, thời tiết bất lợi, giá muối rẻ cộng với bà con diêm dân không còn thiết tha với nghề... việc nâng sản lượng muối sẽ là một bài toán đặt ra cho ngành muối nước ta.../.
(Còn nữa)
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng muối Cà Ná: Nét đẹp của nghề muối truyền thống trải qua hàng trăm năm

(CHG) Đồng muối Cà Ná, nằm tại thôn Thương Diêm, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, không chỉ là nơi sản xuất muối hàng đầu với sản lượng và chất lượng vượt trội, mà còn là một biểu tượng của nghề làm muối truyền thống với hàng trăm năm lịch sử. Từ quy trình bơm nước biển, phơi nước, đến kết tinh và thu hoạch, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân, mang đến những hạt muối tinh khiết, chất lượng cao được đánh giá cao trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Xem chi tiết
LONG AN: Đã có tân Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An

(CHG) Ông Trịnh Văn Hải- Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Hải Sơn đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An khóa IV (nhiệm kỳ 2024– 2029).

Xem chi tiết
BỘ Y TẾ: Yêu cầu tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm

(CHG) Ngày 19/9/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn số: 3141/QLD-MP về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên phạm vi cả nước.

Xem chi tiết
Hàng Giả - Mối Đe Dọa Đối Với Mỹ Phẩm Việt Nam Chất Lượng Cao

​(CHG) Ngành mỹ phẩm Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc, với nhiều thương hiệu nổi lên nhờ sự đầu tư vào công nghệ sản xuất và nguyên liệu thiên nhiên an toàn. Các sản phẩm mỹ phẩm nội địa không chỉ đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ Việt mà còn dần khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế. Những dòng mỹ phẩm từ nguyên liệu truyền thống như nghệ, nhân sâm, trà xanh, nha đam... đã được ứng dụng thành công, tạo nên sức hấp dẫn lớn với người tiêu dùng nhờ vào tính hiệu quả và an toàn.

Xem chi tiết
AN GIANG HƯỚNG VỀ MIỀN BẮC…

(CHG) Cùng với nhân dân cả nước hướng về miền Bắc thân yêu, đã gánh chịu nhiều mất mát, đau thương trước cơn bão số 3 (còn có tên gọi Yagi) vừa qua. Tỉnh An Giang đã chung tay hướng về miền Bắc thân yêu.

Xem chi tiết
2
2
2
3