(CHG) Trong những năm gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) để xanh hóa ngành khai thác than, khoáng sản tại các đơn vị thuộc và trực thuộc như triển khai 10 chương trình KHCN trọng điểm nhằm hiện đại hóa các mỏ than, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả.
Hằng năm, TKV đầu tư khoảng 45-50 tỷ đồng cho việc nghiên cứu, đầu tư phát triển tiềm lực KH,CN&ĐMST. Để góp phần hoàn thành mục tiêu trong chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 theo Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, TKV cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là triển khai xây dựng chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030, xác định các mục tiêu cụ thể như giá trị đầu tư cho hoạt động KH,CN&ĐMST so với tổng doanh thu; số lượng nhân lực hoạt động KH,CN&ĐMST, nâng cao năng lực quản lý hoạt động KH,CN&ĐMST, phát triển nguồn nhân lực KH,CN&ĐMST có trình độ cao.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành các đường lối, chủ trương định hướng cho phát triển KH,CN&ĐMST như Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH và CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTG về chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030, trong đó để thúc đẩy hoạt động KH,CN&ĐMST trong doanh nghiệp đã nêu rõ: Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin công nghệ trong nước và quốc tế; Xây dựng các trung tâm dịch vụ KH,CN&ĐMST, tư vấn, môi giới về công nghệ do Nhà nước thành lập hoặc thông qua hỗ trợ tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các trung tâm tư vấn của tư nhân với doanh nghiệp; Rà soát, sửa đổi đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, tín dụng và quy định pháp luật về KH và CN để triển khai có hiệu quả các cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp cho đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; Rút ngắn thời gian khấu hao máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động NCKH và phát triển công nghệ; Xây dựng và thực hiện cơ chế ưu đãi thuế hàng năm cho doanh nghiệp theo doanh thu phát sinh thực tế từ các hoạt động trong danh mục hoạt động KH,CN&ĐMST; Có cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cho cá nhân, doanh nghiệp đối với khoản tài trợ cho hoạt động KH,CN&ĐMST của viện nghiên cứu, trường đại học; Thúc đẩy hình thành và phát triển bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp; Tập trung triển khai các giải pháp phát triển thị trường KH và CN, các giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sử dụng các giải pháp công nghệ cao, công nghệ mới, chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước thay cho nhập khẩu từ nước ngoài,...
TKV đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy hoạt động KH,CN&ĐMST tại các đơn vị thuộc và trực thuộc như triển khai 10 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm nhằm hiện đại hóa các mỏ than, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả. Hằng năm, TKV đầu tư khoảng 45-50 tỷ đồng cho việc nghiên cứu, đầu tư phát triển tiềm lực KH,CN&ĐMST. Các đề tài nghiên cứu đều gắn liền với sản xuất, đã tập trung triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ nhằm đẩy mạnh công tác cơ giới hóa, hiện đại các mỏ than và khoáng sản như cơ giới hóa khai thác các vỉa dày, dốc đến 350 bằng dàn chống tự hành chế tạo tại Việt Nam; nghiên cứu các giải pháp công nghệ và thiết kế khai thác hỗn hợp hầm lò và lộ thiên; nâng cao mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóa khai thác than hầm lò; các giải pháp kỹ thuật và công nghệ khai thác theo hướng hiện đại hóa tại các mỏ than lộ thiên; các giải pháp nhằm đáp ứng sản lượng, nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn các mỏ than hầm lò, lộ thiên công suất lớn; các giải pháp công nghệ cơ giới hóa khai thác và tuyển hợp lý cho các mỏ quặng sắt; sản xuất kíp nổ vi sai phi điện an toàn hầm lò và áp dụng thử nghiệm,...
Song song đó, TKV cũng đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới vào khai thác than như công nghệ áp dụng dàn siêu nhẹ tại Công ty Than Khe Chàm; áp dụng thử nghiệm hóa chất ngăn ngừa rỗng nóc, lở gương trong quá trình khai thác và đào lò tại Công ty Than Khe Chàm, Công ty Than Uông Bí; áp dụng giá khung thủy lực di động trong công nghệ khai thác lò chợ trụ hạ trần cho các vỉa than có góc dốc đến 450 tại Công ty Than Mạo Khê...; Viện Khoa học công nghệ Mỏ thuộc TKV đã triển khai nghiên cứu các công trình như lựa chọn dây chuyền công nghệ tuyển than phù hợp để phát triển bền vững ngành Than; công nghệ khai thác và tuyển khoáng hợp lý quặng thiếc sa khoáng; tuyển than cám chất lượng thấp bằng thiết bị tuyển xoáy lốc huyền phù tự sinh; công nghệ tuyển tận thu khoáng sản có ích trong quặng thải của xưởng tuyển chì - kẽm; đánh giá công nghệ tuyển quặng bauxite; công nghệ tuyển tận thu khoáng sản có ích trong quặng thải của xưởng tuyển chì - kẽm nhằm tận thu tài nguyên bảo vệ môi trường...; Bằng nguồn Quỹ KHCN, TKV đã hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu và sản xuất để triển khai công tác tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ tuyển than bã sàng và than chất lượng xấu bằng công nghệ huyền phù tang quay và huyền phù tự sinh, công trình Nhà máy tuyển bauxite Tân Rai, công trình Nhà máy tuyển Bauxite Nhân Cơ, thiết kế và lắp đặt thiết bị phần tuyển khoáng thuộc dự án khai thác mở rộng nâng công suất Mỏ đồng Sin Quyền, tư vấn lập Dự án xây dựng khu chế biến than Lép Mỹ...
Trong thời gian tới, để tận dụng các cơ hội trong Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành, TKV cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để "Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030". Đây là giải pháp vô cùng cần thiết, nhằm thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển bền vững, vượt qua thách thức trong bối cảnh mới - khi cuộc CMCN 4.0 phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao... ngày càng quyết liệt./.
Nguồn: Truyền thông TKV
0
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết
Lan toả hình ảnh đẹp TKV
(CHG) Các tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc về ngành Than và người thợ mỏ đang được trưng bày trong triển lãm “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” tại số 3, Dương Đình Nghệ, Hà Nội.
Xem chi tiết
Giải pháp bảo vệ thương hiệu…
(CHG) Ngày 30/10/2024 tại Văn phòng Quỹ ACF TP.HCM (360 Lạc Long Quân, P.5, quận 11) đã diễn ra buổi làm việc bảo vệ thương hiệu cho sâm Ngọc Linh, xuất xứ từ Việt Nam, là sản phẩm được đánh giá chất lượng cao.
Xem chi tiết