Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đặt mục tiêu, có ít nhất 20 sản phẩm có lợi thế cạnh tranh xây dựng được thương hiệu trên trường quốc tế và cải thiện được vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu; công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa; tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp đạt trên 45%.
Phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp đạt trên 45% |
Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ được nhìn nhận là chưa thực sự phát triển. Thực tế cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu - đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử; dệt may; da - giày - túi xách; sản xuất, lắp ráp ô tô... Chính vì vậy, khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng linh phụ kiện sản xuất chủ yếu cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..., ngành công nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm các yếu tố đầu vào sản xuất. Phải đến khi các quốc gia nêu trên đã qua đỉnh dịch, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các ngành sản xuất của Việt Nam mới được phục hồi.
Báo cáo xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030 của Bộ Công Thương nhận định, tái cơ cấu ngành giai đoạn 2011-2020 đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, sau gần 10 năm, ngành Công Thương đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 42% vào GDP (trong đó, công nghiệp chiếm 27,54%; thương mại trong nước chiếm 11,66% và xuất nhập khẩu chiếm 2,5%).
Dù vậy, báo cáo cũng đánh giá, ngành công nghiệp của Việt Nam mới phát triển về chiều rộng mà chưa phát triển về chiều sâu, tiến trình công nghiệp hóa trong công nghiệp thực hiện chậm. Cụ thể, năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, năng lực tự chủ của ngành công nghiệp còn chưa cao, Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết nguyên, vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp lớn, như: Dệt may, da giày, điện tử Việt Nam nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu và phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… và cơ bản chỉ đóng vai trò là nơi gia công cho xuất khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu với tỷ suất lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 5-10%.
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới
Trên cơ sở những kết quả cũng như những hạn chế của 10 năm triển khai tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2011-2020, trong dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao, nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Đối với công nghiệp, đề án đặt mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP tăng lên khoảng 30%; tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong GDP tăng lên khoảng 20%; giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.
Ngoài ra, ngành Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc khu vực kinh tế nhà nước thông qua việc hoàn thành quá trình cơ cấu lại sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Công Thương; đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa; xử lý cơ bản dứt điểm các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương...
Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng thứ 4 tăng liên tiếp. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính.
Kể từ khi Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" ban hành, chỉ số sản xuất công nghiệp liên tiếp tăng, cho thấy tính ổn định của các nhà máy và người lao động đã yên tâm trở lại sản xuất, đặc biệt là một số lĩnh vực trọng điểm như chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện...
(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Xem chi tiết(CHG) Diễn ra từ ngày 06- 10/11/2024, “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024” tổ chức tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút gần 90.000 lượt khách tham quan và mua sắm.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết