Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và bình ổn giá


(CHG) Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng và bình ổn giá cả hàng hóa.
TP. HCM: Liên tục tổ chức kết nối cung cầu
Thông tin tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 03/2023 diễn ra ngày 30/03 cho thấy, trong quý I/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 03 tháng đầu năm ước đạt 263.981 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2022 (cùng kỳ giảm 4,8%); trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa 03 tháng ước đạt 163.606 tỷ đồng, tăng 9,1% (cùng kỳ tăng 4,8%), chiếm 61,97% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.
Theo đại diện Sở Công Thương TP. HCM, thời gian qua, đơn vị đã triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng, song tình hình chưa phục hồi như giai đoạn trước đại dịch. Giá cả thực phẩm thiết yếu, đa số không có biến động.
Về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố tháng 3 tăng nhẹ ở mức 0,04%. Bình quân 3 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,5%.
Kết nối cung cầu giúp tạo nguồn hàng ổn định cho TP. HCM.
Để đảm bảo nguồn cung hàng hoá và bình ổn giá cả, chương trình bình ổn thị trường năm 2023 – Tết Giáp Thìn năm 2024 đã được TP. HCM tiếp tục triển khai, thu hút 44 doanh nghiệp ngành hàng lương thực thực phẩm; 11 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phục vụ học tập… Các hệ thống phân phối lớn đều đăng ký tham gia chương trình của thành phố. Các doanh nghiệp có quy mô lớn như Vinamilk, Nutifood, TH, Vissan, Vĩnh Thành Đạt, Vinamit…
“Năm 2023, lượng đơn hàng đăng ký tăng 2 - 5%; tỷ lệ hàng hoá của các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường chiếm 23 - 40% so với tháng thường và tăng hơn vào tháng Tết để đảm bảo chi phối thị trường” – đại diện Sở Công Thương nêu rõ. Riêng lượng hàng bình ổn thị trường phục vụ giáo dục chiếm từ 35 - 50% nhu cầu tiêu dùng của học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố năm học 2023 - 2024.
Chương trình Bình ổn sẽ được triển khai gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; triển khai thực hiện theo hướng xã hội hóa, gắn kết và khai thác tối đa tiềm năng các nguồn lực xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của thành phố.
Các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2023 – Tết Giáp Thìn năm 2024 sẽ đăng ký với Sở Công Thương TP. HCM. Đối tượng và điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia Chương trình; nguồn vốn thực hiện chương trình; giá bình ổn thị trường; vận chuyển hàng bình ổn thị trường; phân phối hàng bình ổn thị trường được thực hiện theo Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND TP. HCM.
Trong đó, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chú trọng phát triên điểm bán tại các chợ truyền thống, khu chế xuất - khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân,…
Thời gian thực hiện chương trình là 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01/04/2023 đến hết ngày 31/03/2024.
Đặc biệt, để đa dạng hoá nguồn cung hàng hóa trên thị trường, Quý 1/2023, Sở Công Thương TP. HCM đã triển khai nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội với các vùng và hội nghị kết nối giao thương bên lề các sự kiện. Đến nay, thành phố đã tổ chức kết nối giao thương với các tỉnh Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ. Dự kiến từ ngày 14 - 15/04 sẽ tổ chức kết nối với vùng Duyên hải Nam Trung bộ tại Khánh Hòa.
Ngoài việc kết nối với các vùng, Sở Công Thương TP. HCM cũng thực hiện 3 kết nối chính: Kết nối cung cầu trực tuyến; kết nối cung cầu theo chuyên đề, mùa vụ và đặc biệt, sự kiện kết nối cung cầu tập trung sẽ được tổ chức vào tháng 11 để chuẩn bị nguồn hàng tốt nhất cho dịp cuối năm.
Hà Nội: Nhanh chóng triển khai chương trình bình ổn thị trường
Tại Hà Nội, thời gian qua, thành phố đã thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão; tập trung chỉ đạo quyết liệt cân đối nguồn cung, cầu xăng dầu trên địa bàn trước diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế, góp phần tích cực cho tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ.
Mang đặc sản vùng miền về Hà Nội.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 03 ước tính đạt 60,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 39,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ; khách sạn, nhà hàng đạt 7,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ; du lịch lữ hành đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ; dịch vụ khác đạt 12,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ.
Ước tính quý I/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 184,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Hoàng Thị Diệu Hồng, Trưởng phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thời gian qua, Hà Nội đã tập trung triển khai các công tác kết nối thương mại như tổ chức kết nối giao thương Hà Nội – Singapore; giao thương Hà Nội với các tỉnh trên cả nước…
Thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung vào nắm bắt tình hình thị trường để tham mưu kịp thời cho thành phố để thực hiện tốt chương trình bình ổn thị trường, dự kiến sẽ triển khai từ tháng 04/2023 - 04/2024.
Đồng thời, triển khai các chương tình liên kết vùng, các sự kiện kích cầu dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử và phối hợp các sở ngành tập trung công tác phát triển hạ tầng chợ, siêu thị để phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Thủ đô./.

Nguồn: https://congthuong.vn/ha-noi-tp-ho-chi-minh-day-manh-kich-cau-tieu-dung-va-binh-on-gia-248411.html

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3