Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến


(CHG) Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, nền tảng mua sắm trực tuyến giúp xóa bỏ rào cản về không gian và thời gian, kết nối giữa người cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với người có nhu cầu tiêu thụ một cách chính xác, nhanh chóng và dễ dàng. 
Cần đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử. Ảnh minh họa
Bên cạnh những ưu điểm thuận tiện mua sắm là những rủi ro đi kèm như lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái. Vì vậy, cần phải thể chế hóa thành luật để đảm bảo cơ sở pháp lý cho lực lượng chức năng xử phạt hành vi vi phạm. 
Các hoạt động nổi bật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho biết, trong 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức, chủ động, tích cực tham gia của các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/03) được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tổ chức rộng khắp, với sự tham gia của gần 60 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ngoài ra, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng xây dựng và vận hành Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 với 52 điểm kết nối trên cả nước; nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng tại các cơ quan quản lý Nhà nước.
Với vai trò là thành viên chính thức, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả tại các tổ chức và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới như Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Mạng lưới Thực thi và bảo vệ người tiêu dùng quốc tế (ICPEN); thường xuyên thực hiện hợp tác với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật, Hàn Quốc, Mỹ…
Ngoài ra, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng đề xuất xây dựng và thực hiện nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án có quy mô lớn; trong đó, nổi bật là Quyết định số 1157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (giai đoạn 2021 - 2025); thực hiện nhiều hoạt động chuyên đề hướng tới nội dung cụ thể như bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, giao dịch cho vay trực tuyến…
Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh, hiện nay, xu hướng mua bán trực tuyến đang phát triển đồng nghĩa với việc hàng giả, gian lận thương mại cũng tăng, người tiêu dùng đối diện nhiều hơn với vấn nạn mua, sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
“Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng đang là vấn đề được nhiều bộ, ngành quan tâm và chống hàng giả trên thương mại điện tử cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của lực lượng quản lý thị trường trong năm 2023 và những năm tới”, ông Linh nhấn mạnh.
Cùng với đó, Bộ Công Thương còn phối hợp với nhiều đơn vị liên quan để tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; kịp thời cung cấp thông tin về kết quả xử lý để cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng, đồng thời, tăng tính răn đe, đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng luật
Trong hoạt động thương mại, cả giao dịch trực tiếp hay trực tuyến đều cần có hành lang pháp lý chặt chẽ và phù hợp với xu hướng phát triển thị trường, nên xây dựng và hoàn thiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và đồng bộ với những luật đang hiện hành có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế hội nhập thị trường thương mại tự do như Việt Nam.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, từ góc độ cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)… phải đảm bảo hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc áp dụng rộng rãi trong mọi giao dịch của đời sống, từ giao dịch dân sự, kinh tế… cho đến giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước. Các luật này khi ban hành và thực thi cần phù hợp và đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, nhất là tiếp cận công nghệ số của doanh nghiệp và người dân.
Với mục tiêu thúc đẩy văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng văn hóa kinh doanh quốc gia, VCCI đã công bố Bộ 6 quy định đạo đức doanh nhân. Những quy tắc kinh doanh liêm chính, minh bạch, công bằng, tuân thủ pháp luật… chính là hướng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời là cơ sở nền tảng định hướng cộng đồng doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững và tuân thủ pháp luật.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cũng cho biết, ngoài chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đã được thực hiện đến năm thứ 27, trong những năm gần đây, Hội đã triển khai Bộ tiêu chí hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập.
“Hơn thế nữa, cộng đồng doanh nghiệp còn tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)…”, bà Hạnh cho hay.
Cũng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá, dự thảo các luật chú trọng những nội dung trọng tâm như xác định phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng các luật này, cũng như bổ sung hệ thống quy định pháp luật trong đa dạng giao dịch đặc thù; trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến người tiêu dùng; tranh chấp tại tòa giữa các bên.
Về cơ bản, các luật được sửa đổi bổ sung quy định pháp lý về một số dịch vụ đảm bảo tin cậy cho giao dịch thương mại, giao dịch điện tử… có độ phủ rộng và tính khả thi khi áp dụng đồng bộ với những luật khác. Đặc biệt, các luật cũng được điều chỉnh theo nguyên tắc “thực sao thì số vậy” nhằm không gây cản trở đối với bất cứ thành phần kinh tế - xã hội nào là mục tiêu vô cùng thách thức nhưng đây là yêu cầu tất yếu đáp ứng nhu cầu thích ứng thị trường hội nhập.
Thực tiễn cho thấy, muốn tồn tại và phát triển cần phải lấy nền tảng phục vụ tốt người tiêu dùng làm cốt lõi, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên. Đây cũng là lý do pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần sửa đổi và hoàn thiện không ngừng, nhất là trong bối cảnh phương thức kinh doanh phi truyền thống ngày càng đa dạng, mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch thương mại ngày càng phát sinh nhiều khía cạnh mới./. 
Luật Giao dịch điện tử tạo ra các thành tố cơ bản, tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi từ môi trường thực lên môi trường số, giúp các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc chuyển đổi giao dịch trong thế giới thực đã được luật pháp quy định trong lĩnh vực của mình lên môi trường số. Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không làm thay công việc chuyển đổi này mà là sở, ngành và chính quyền địa phương sẽ phải thực hiện dựa trên hành lang pháp lý đã ban hành, thực thi có hiệu lực.
Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử là điều kiện cần để tiếp theo bộ, ngành và chính quyền địa phương sẽ quy định chi tiết về thực hiện các giao dịch điện tử trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) lần này đặt mục tiêu là phục vụ cho chuyển đổi sang môi trường số một cách toàn diện và toàn dân, ít nhất cũng là tạo ra cơ sở pháp lý cho sự chuyển đổi toàn dân, toàn diện.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã tăng thêm một số quy định phòng chống rủi ro giao dịch thương mại, giao dịch điện tử như bổ sung chủ thể bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra bao gồm tổ chức, cá nhân trung gian thương mại.
Cùng với đó là các quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ người tiêu dùng là người yếu thế; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến… Những điều này thể hiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có sự cập nhật xu hướng thị trường và hệ thống pháp luật trên thị trường toàn cầu liên quan đến những vấn đề bảo vệ người tiêu dùng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3