Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP


(CHG) Năm 2023, Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh các chương trình kết nối giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại.
Hiệu quả từ hội chợ, triển lãm thương mại
Năm 2022, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả khá tốt. Quảng Nam cũng tổ chức nhiều đợt hội chợ để quảng bá tiêu thụ sản phẩm OCOP tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đến đầu năm 2023, toàn tỉnh có tổng cộng 333 sản phẩm đã được công nhận các hạng sao OCOP (năm 2022, công nhận 73 sản phẩm), trong đó, có 275 sản phẩm hạng 3 sao, 58 sản phẩm hạng 4 sao, 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Chị Trần Thị Thuý Kiều - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh Hồng An (xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc) cho biết, cơ sở của chị có sản phẩm bột ngũ cốc Hồng An được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Nam. "Việc tham gia các hội chợ đã giúp cơ sở của tôi nói riêng và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh có thể quảng bá sản phẩm đến với nhiều người hơn. Hội chợ là nơi người tiêu dùng được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, các đối tác, khách hàng có thể tự tay cảm nhận, tạo điều kiện để cơ sở đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng”, chị Kiều chia sẻ.
Các chủ thể OCOP tham gia giới thiệu các sản phẩm tại hội chợ.
Ông Đinh Văn Phúc, Giám đốc Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Nam cho hay, trong năm vừa qua, ngành Công Thương tỉnh Quảng Nam đã tổ chức, tham gia nhiều chương trình xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh và ở các tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
“Việc liên kết tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giữa các địa phương đã tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị có cơ hội quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đối tác, tăng cường kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực của từng tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị nắm được tình hình cung - cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, tiêu chuẩn sản phẩm để có chiến lược cải tiến, đầu tư sản xuất phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định và phát triển”, ông Phúc nói.
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình xúc tiến thương mại
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình OCOP năm 2022 tỉnh Quảng Nam vẫn còn những mặt tồn tại nhất định, cần khắc phục như công tác thông tin, tuyên truyền, tạo nhận thức chưa được thường xuyên; công tác chỉ đạo, triển khai ở một số địa phương chưa thật sự tập trung, quyết liệt; một số chủ thể đăng ký tham gia nhưng thiếu quyết tâm, bị động...
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP năm 2023, thời gian tới, ngành Công Thương Quảng Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình kết nối giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa tại khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung để các doanh nghiệp mở rộng cơ hội quảng bá sản phẩm tỉnh, thành địa phương mình đến với các tỉnh, thành khác.
Đẩy mạnh các chương trình kết nối giao thương giúp các doanh nghiệp mở rộng cơ hội quảng bá sản phẩm.
Cùng với đó, mới đây Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn vừa ký văn bản về việc triển khai Chương trình OCOP năm 2023 trên địa bàn.
Trong đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP; thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP; phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Trong năm nay, xây dựng kế hoạch tổ chức ít nhất 3 hội chợ chuyên về sản phẩm OCOP tại các thành phố lớn: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội; ít nhất 2 hội chợ trong tỉnh tại Hội An và Tam Kỳ. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức ít nhất 01 đợt xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP đăng ký, tham gia giới thiệu, phân phối sản phẩm OCOP tại các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm, các chợ; kết nối, hỗ trợ cho chủ thể bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Sendo, Lazada, Postmart, Voso.../.

Nguồn: https://congthuong.vn/quang-nam-day-manh-xuc-tien-thuong-mai-ket-noi-cung-cau-san-pham-ocop-248089.html

Còn lại: 1000 ký tự
Phát động Cuộc thi Báo chí viết về mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu

(CHG) Với mong muốn đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác dân vận; kịp thời phát hiện, tôn vinh những mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu, giới thiệu những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” để tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
Mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”

(CHG) Sáng 15/3, tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”.

Xem chi tiết
10 năm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (2014-2024): Bước đột phá trong cải cách hành chính của Quảng Ninh

​(CHG) Từ năm 2013 Quảng Ninh ưu tiên dồn lực để xây dựng một nền hành chính hiệu quả, thống nhất, tập trung, hiện đại, tương xứng với tiềm năng cũng như tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó mô hình thí điểm trung tâm hành chính công (HCC) - mô hình đầu tiên trong nước, là bước cụ thể hóa quan trọng đầu tiên của tỉnh trong chiến lược đẩy mạnh CCHC, thu hút nguồn lực đầu tư. Đến nay sau 10 năm đi vào hoạt động, mô hình đã phát huy hiệu quả rõ nét, mang lại niềm tin, sự hài lòng cho tổ chức, công dân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Xem chi tiết
TP Móng Cái phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính” năm 2024

​(CHG) Thành phố Móng Cái vừa phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính” năm 2024 nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần động viên tinh thần nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hướng tới xây dựng nền hành chính minh bạch, vững mạnh, thông suốt, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và tổ chức.

Xem chi tiết
Vân Đồn: Đi đầu trong chuyển đổi số

(CHG) ĐVTN huyện Vân Đồn khẳng định là lực lượng nòng cốt, xung kích, đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn. Một trong những giải pháp của Huyện Đoàn là phổ cập, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho ĐVTN; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn ĐVTN cài đặt, sử dụng các ứng dụng trên điện thoại; triển khai nhiều sân chơi trực tuyến, như Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XII do Trung ương Đoàn phát động trên App Thanh niên Việt Nam...

Xem chi tiết
2
2
2
3