Doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử


(CHG) Với nhiều thuận lợi khi đưa hàng hoá nông sản lên thương mại điện tử là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, tiếp cận đa dạng thị trường.
Cơ hội quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang đẩy mạnh xúc tiến, đưa các mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương, nhất là các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử hiện nay đã có nhiều thuận lợi, dễ dàng, tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
Để hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương bằng kênh thương mại điện tử, các ngành chức năng, doanh nghiệp viễn thông của tỉnh đã phối hợp, nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia thương mại điện tử.
Cụ thể, năm 2022, Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh tỉnh Điện Biên đã trực tiếp đến huyện Mường Chà để hỗ trợ các hộ sản xuất đưa sản phẩm dứa Mường Chà tiêu thụ trên sàn giao dịch điện tử.
Theo đó, cán bộ Công ty đã trực tiếp hỗ trợ các hộ sản xuất việc khởi tạo gian hàng, tài khoản giao dịch trên sàn giao dịch điện tử Voso.vn, đồng thời lên đơn hàng, đóng gói và vận chuyển, giao hàng đến tay người tiêu dùng.
Việc đẩy mạnh đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là giải pháp gỡ khó đầu ra cho sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh.
Chỉ trong một thời gian ngắn, công ty đã giúp các hộ trồng dứa tại huyện Mường Chà tiêu thụ trên 9 tấn dứa với trên 2.500 đơn hàng bán lẻ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Chị Lò Thu Trang, phụ trách kênh thương mại điện tử, Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh tỉnh Điện Biên cho biết: Bên cạnh việc hỗ trợ bán hàng, Công ty đã lồng ghép tập huấn, giới thiệu về giao diện sàn thương mại điện tử Voso.vn, những tính năng ưu việt, sự thuận tiện và hiệu quả trong việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử để người dân, hộ sản xuất tiếp cận và tham gia giao dịch.
Cùng với đó, Công ty cũng đã hướng dẫn các hộ sản xuất cách sử dụng, vận hành và quản lý tài khoản, gian hàng trên nền tảng số. Đến nay, đã có nhiều hộ sản xuất dứa tìm hiểu, đăng ký mở gian hàng, tài khoản trên sàn thương mại điện tử Voso.vn.
Ông Lê Minh Tâm, Giám đốc Hợp tác xã Dứa Na Sang (xã Na Sang, huyện Mường Chà) cho biết: Đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử là giải pháp giới thiệu, quảng bá và bán hàng hiệu quả.
"Từ sàn thương mại điện tử, khách hàng trên cả nước sẽ biết, tìm hiểu và sử dụng sản phẩm dứa Mường Chà, qua đó giúp mở rộng thị trường sản phẩm" - ông Tâm cho hay.
Thời gian tới, song song với phương pháp bán hàng truyền thông, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp, Hợp tác xã dứa Na Sang sẽ chú trọng đẩy mạnh việc bán lẻ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, Hợp tác xã sẽ phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tổ chức tập huấn, hướng dẫn các thành viên tiếp cận, tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.
Theo Sở Công Thương Điện Biên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, năm 2022, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 235 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại năm 2022 và kế hoạch khung giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Đồng thời, Sở cũng hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh với các đoàn công tác, doanh nghiệp của TP. Hà Nội và TP. Hải Phòng đến làm việc và khảo sát thị trường, sản phẩm hàng hóa tỉnh Điện Biên. Đăng ký doanh nghiệp của tỉnh tham gia Gian hàng Việt trực tuyến và xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Làm việc với đoàn công tác của Viện Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử trong hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh Điện Biên nói riêng.
Theo đó, Sở đã hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua các chương trình thương mại điện tử địa phương và quốc gia, thực hiện 05 đề án, trong đó: Đã tổ chức 01 lớp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại điện tử, Hỗ trợ 15 doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng chứng thư số trên USB token; hỗ trợ 15 doanh nghiệp và các nhà bán lẻ ứng dụng giải pháp bán hàng thông minh, Tổ chức thành công đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm về thương mại điện tử tại các tỉnh, TP. Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An năm 2022.
Cần sự đồng bộ giữa các cấp
Nhờ sự hỗ trợ của các Sở ban ngành, cũng như sự thông thoáng từ cơ chế, trong năm qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất đã quan tâm và đưa các sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo, PostMart.vn, Voso.vn. Đồng thời, đa dạng hóa các kênh bán hàng qua các mạng xã hội như facebook, zalo… Đây được coi là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến rộng rãi và gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Đến nay, theo thống kê, tại sàn PostMart.vn đã có gần 780 hộ sản xuất được kích hoạt tài khoản; hơn 130 gian hàng được khởi tạo và có trên 50 sản phẩm nông sản được đưa lên sàn; đối với sàn Voso.vn đã có gần 100 gian hàng và 100 sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm OCOP của tỉnh đã có mặt trên nhiều sàn thương mại điện tử.
Mặc dù đã có những bước chuyển biến tích cực, song việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận, tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trịnh Ngọc Dũng, Phó phòng Kế hoạch - Kinh doanh (Bưu điện tỉnh) cho biết: Một trong những khó khăn khi đưa các nông sản trên lên sàn thương mại điện tử vì sản phẩm nông sản của tỉnh chủ yếu đang sản xuất với quy mô nhỏ, mang tính thời vụ; thông tin về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm còn hạn chế nên rất khó để đưa lên sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, đa số hộ sản xuất đang giữ thói quen bán hàng truyền thống nên việc tiếp cận hình thức bán hàng trên nền tảng số còn rất hạn chế. Chính quyền các huyện, thị xã, thành phố chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong việc đưa sản nông sản lên sàn thương mại điện tử.
Hiện nay, UBND cấp huyện giao nhiệm vụ cho Phòng Văn hóa - Thông tin là đấu mối liên hệ, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân, hộ sản xuất. Tuy nhiên, công tác phối hợp chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên nên rất khó tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tại huyện, xã, phường, thị trấn.
Ông Lê Đình Thịnh, Phó Giám đốc Dịch vụ số và Thương mại điện tử (Công ty Cổ phần bưu chính Viettel chi nhánh tỉnh Điện Biên) cho biết: Năm 2021, Công ty đã xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn tại 4/4 huyện, thị xã, thành phố được giao phụ trách hỗ trợ, song do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên chưa thể tổ chức. Hiện nay, Công ty đang kết nối, phối hợp với chính quyền cấp huyện để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất về việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.
Để đẩy nhanh hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử, năm 2023, Sở Công Thương Điện Biên đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Đồng thời, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trong tỉnh trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh, nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử.

Nguồn: https://congthuong.vn/dien-bien-doanh-nghiep-thuan-loi-dua-san-pham-nong-san-len-san-thuong-mai-dien-tu-247416.html

Còn lại: 1000 ký tự
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
2
2
2
3