Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử


(CHG) Việc đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử là hoạt động không dễ, cần sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và người nông dân.
Tín hiệu sáng
Ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, hiện nay, nông sản là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ngày càng nổi tiếng trên thế giới. Chưa kể, ở Việt Nam, đại dịch vừa qua cũng đã tạo ra một động lực thúc đẩy rất nhiều các địa phương, bà con nông dân và đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số tích cực tham gia thương mại điện tử.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang ở mức cao nhất khu vực Đông Nam Á, ở mức khoảng 15 - 16% và là mức tăng trưởng đáng kinh ngạc của khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, việc hầu hết các sàn thương mại điện tử của Việt Nam đều nằm trong top 10 sàn lớn nhất của khu vực Đông Nam Á là một cơ hội rất thuận lợi cho bà con nông dân cũng như những sản phẩm đặc trưng của các vùng miền.
Hướng dẫn quảng bá và bán trái vải trên sàn thương mại điện tử Postmart.
Ngoài ra, một lợi thế đáng kể nữa, đó là việc gần đây các cơ quan Nhà nước, các hiệp hội ngành nghề và các địa phương đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong việc tham gia các sàn quốc tế như Alibaba hay Amazon. Hoặc là các sàn của Việt Nam có tham vọng mở rộng ra quốc tế, ví dụ như Voso của Viettel, Postmart của Vietnam Post.
“Đơn cử, trong năm 2021 và 2022, nhờ có Hiệp định thương mại tự do mới EVFTA cùng với sự hỗ trợ của Voso, những tấn vải thiều đầu tiên đã tới được Berlin và có giá trị rất cao. Đây cũng là một bước mà chúng ta có thể thấy rằng thương mại điện tử đã đóng góp rất lớn để đưa những thông tin sản phẩm ở các địa phương miền núi đến tất cả những nơi trên thế giới, đặc biệt là những thị trường cao cấp” – ông Nguyễn Bình Minh chia sẻ.
Thời gian qua, Hiệp hội VECOM đã tích cực tham gia cùng với các địa phương để hỗ trợ cho bà con nông dân, cũng như bà con đồng bào dân tộc chia sẻ các hình ảnh hoặc mở các gian hàng trên các sàn giao dịch. Trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy ngoài việc các sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền các địa phương xuất hiện ngày càng nhiều ở trên các sàn giao dịch thương mại điện tử là những điểm thu hút được lượng người tiêu dùng thương mại điện tử Việt Nam rất lớn.
Giải pháp nào để nông sản kinh doanh bền vững trên sàn thương mại điện tử?
Có thể nói, thương mại điện tử đã trở thành cầu nối giúp bà con phát triển nhanh trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để đưa được nông sản lên sàn thương mại điện tử.
Gian hàng vải thiều Bắc Giang trên Sàn Thương mại điên tử Voso.
Ông Nguyễn Bình Minh phân tích, mặc dù quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra với tốc độ khá cao, tuy nhiên, khoảng cách số, giãn cách số giữa các thành phố lớn và các địa phương thì còn rất lớn. Ví dụ như theo nghiên cứu của VECOM, khoảng cách phát triển thương mại điện tử ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM thường khá xa so với mức trung bình của cả nước, lên đến 4 lần.
“Điều đó dẫn đến hầu hết các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, và đây là một trong những trở ngại, thách thức nếu như chúng ta muốn đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số, cũng như phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu vùng xa” – ông Minh nói và đề xuất, cần phải có sự vào cuộc của rất nhiều bên để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử, trong đó có việc các đơn vị, các sàn thương mại điện tử tích cực hỗ trợ bà con, huấn luyện cách mở gian hàng, cách livestream sản phẩm, cách viết nội dung về sản phẩm.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước ban đầu để đưa được sản phẩm lên trên sàn thương mại điện tử. Về lâu dài, hoạt động đào tạo và phát triển thương mại điện tử thì cần phải có lộ trình. Điều này đòi hỏi Sở Công Thương hay các đơn vị quản lý ở tại địa phương phải có một lộ trình phù hợp để trợ giúp bà con trong một thời gian dài liên tục được học tập để nâng cao trình độ.
Bởi vì chúng ta đưa được sản phẩm lên sàn thương mại điện tử rồi thì lại phải tối ưu, phải hỗ trợ các hoạt động giao dịch và làm cho khách hàng có những trải nghiệm phù hợp. Nếu như chúng ta chỉ có nghĩ đưa được sản phẩm lên sàn rồi thế là xong, thì tốc độ lan tỏa hoặc là lượng giao dịch, lượng đơn hàng sẽ không lớn bằng cách là thúc đẩy các công nghệ số” – ông Minh nêu rõ.
Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam hiện nay đang tiến những bước khá nhanh so với thế giới, tuy nhiên ở mức độ phổ cập cho bà con nông dân thì lại chưa có. Việc truy xuất nguồn gốc hiện mới chỉ nằm ở một số sản phẩm có giá trị cao. Do đó, mong mỏi của VECOM trong thời gian tới là phổ cập các hoạt động về truy xuất nguồn gốc cho bà con nông dân để tất cả các sản phẩm từ những sản phẩm từ trung bình đến giá rẻ cũng đều có khả năng ứng dụng các công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại. Bởi vì những công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại thì mới được các thị trường ở trên thế giới chấp nhận.
Ông Nguyễn Bình Minh cũng nhấn mạnh đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều thứ, đặc biệt là những sản phẩm về nông sản, hay là những sản phẩm đặc thù của các vùng miền. Đồng thời, các sản phẩm này phần nhiều đều có chất lượng tương đối cao. Ví dụ như vải thiều của Bắc Giang đã được cả thế giới công nhận. Nguyên nhân là vải thiều đã được áp dụng tiêu chuẩn Global GAP hay VietGAP. Trong tương lai, cần định hướng bà con cần phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ ví dụ như FDA, hay là các tiêu chuẩn của châu Âu để các nông sản của mình có thể dễ dàng xâm nhập vào các thị trường quốc tế.

Nguồn: https://congthuong.vn/hiep-hoi-thuong-mai-dien-tu-hien-ke-dua-nong-san-mien-nui-dan-toc-len-san-thuong-mai-dien-tu-245910.html

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Xử phạt 02 hộ kinh doanh hàng hóa nhập lậu và buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định kiểm tra, phạt hiện 02 hộ kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thực phẩm và buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xử phạt với số tiền gần 200 triệu động.

Xem chi tiết
2
2
2
3