(CHG) Toyota Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô giai đoạn 2023 – 2024, nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô.
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô. Dự án này sẽ được triển khai từ năm 2023 đến năm 2024. Đây là năm đầu tiên Toyota Việt Nam hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam triển khai dự án.
Cụ thể, Toyota Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam sẽ triển khai hai hoạt động chính:
Sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất và lập danh sách nhà cung cấp tiềm năng về phụ tùng, linh kiện ô tô để kết nối với các nhà sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam;
Thực hiện chương trình hỗ trợ cải tiến hoạt động cho một số nhà cung cấp trong nước nhằm cải thiện quy trình sản xuất
Đại diện TMV và Hiệp hội CNHT Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ
Tại buổi lễ ký kết, Phó Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam - ông Phạm Thanh Tùng cho biết Toyota Việt Nam cam kết sẽ dành sự quan tâm, các nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia dự án và luôn đặt mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng là hoạt động cốt lõi, cần được duy trì và mở rộng.
Đại diện phía doanh nghiệp, ông Phan Đăng Tuất – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho hay: “Toyota Việt Nam là công ty đầu chuỗi đầu tiên hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam để hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp trong nước, hướng tới nâng cao năng lực, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp đó với các nhà lắp ráp ô tô.” Thông qua dự án hợp tác, ông Tuất cũng kỳ vọng các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia sẽ chia sẻ kiến thức tiếp thu được và lan tỏa tới các doanh nghiệp khác.
Ông Phạm Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc TMV phát biểu tại buổi lễ
Trước đó, vào ngày 04/07/2023, Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương đã ký kết lần thứ tư Biên bản ghi nhớ và triển khai chương trình tìm kiếm và hỗ trợ phát triển năng lực cho các nhà cung cấp chưa thuộc hệ thống các nhà cung cấp của Toyota. Sau 3 năm triển khai, các nhà cung cấp được Toyota hỗ trợ đã ghi nhận kết quả rất khả quan như: giảm diện tích nhà máy và tồn kho, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động… Bên cạnh đó, Toyota đã tuyển dụng được 1 nhà cung cấp và lựa chọn thêm 7 nhà cung cấp tiềm năng. Đặc biệt, từ năm 2023, các đơn vị đã được hỗ trợ trước đó sẽ đóng vai trò là doanh nghiệp nòng cốt, hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia của Toyota để chia sẻ kiến thức và kỹ năng cho các doanh nghiệp mới.
Buổi lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô
Với định hướng mở rộng số lượng nhà cung cấp, tính đến nay Toyota đã xây dựng được mạng lưới với hơn 60 nhà cung cấp nội địa, trong đó có 13 nhà cung cấp Việt Nam với tổng sản phẩm nội địa hóa đạt gần 1.000 sản phẩm các loại. Toyota đã trở thành một trong những hãng xe có số lượng nhà cung cấp lớn nhất Việt Nam.
LTS: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức, nhức nhối và dai dẳng nhất chính là vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thứ được ví như “giặc” nội xâm kinh tế. Nó không chỉ làm méo mó thị trường, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn gặm nhấm niềm tin vào pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước. Chính vì vậy, ngày 14/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2025 trên phạm vi toàn quốc. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của một ngành, một cấp, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành pháp, tư pháp cho đến các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân.
Xem chi tiết(CHG) Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực ứng dụng công nghệ để bảo vệ giá trị thật, đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cuộc chiến ngày càng phức tạp với hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Một trong những công ty khai thác than hầm lò chủ lực của TKV vừa khai thác thành công tấn than đầu tiên tại mức -300 mét.
Xem chi tiết(CHG) Cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động phát huy sáng kiến, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động
Xem chi tiết(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.
Xem chi tiết