Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 700 tỷ USD, vươn lên đứng thứ 2 ASEAN


(CHG) Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 700 tỷ USD vào ngày 15/12. Với con số này, nước ta đã vượt qua Thái Lan và Indonesia để đứng vị trí thứ 2 trong khối ASEAN.
Ngành Hải quan luôn tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ảnh: T. Bình
Trong những năm qua, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ về mặt quy mô và tốc độ. Tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu trong 20 năm (giai đoạn 2002-2021) đạt 5.146 tỷ USD. Riêng 10 năm (2012-2021), tổng kim ngạch đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần của 10 năm về trước cộng lại.
Nhờ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực giữa các bộ, ngành, các hiệp hội ngành nghề cùng với các tỉnh, thành phố và nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, trong 2 thập kỷ qua xuất nhập khẩu liên tục đạt các mốc quan trọng như:
Năm 2001 là năm đầu tiên của thế kỷ 21, kim ngạch xuất nhập khẩu ghi nhận ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. Nhưng chỉ 6 năm sau (năm 2007)
kim ngạch xuất nhập khẩu đã cán mốc 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Năm 2011, ghi nhận kim ngạch tăng gấp đôi, đạt 200 tỷ USD. Trong 4 năm tiếp theo, xuất nhập khẩu Việt Nam cán mốc 300 tỷ USD (năm 2015).
Cột mốc 400 tỷ USD được ghi nhận vào giữ tháng 12/2017 và cột mốc 500 tỷ USD được thiết lập vào giữa tháng 12/2019, cột mốc 600 tỷ USD được lập vào ngày 30/11/2021. Và mốc mới 700 tỷ USD được ghi nhận vào ngày 15/12/2022.
Theo WTO, năm 2006 Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu hàng hóa và xếp 44 về nhập khẩu hàng hóa. Đến năm 2018, Việt Nam đã có bước tăng trưởng ấn tượng xếp 26 về xuất khẩu và 23 về nhập khẩu. Theo đó, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.
Đáng chú ý, năm 2021, Tổ chức Thương mại thế giới ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng 20.
Trong ASEAN, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cùng đứng thứ 2 (chỉ sau Singapore). Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa ấn tượng ghi nhận trong năm 2022, thứ hạng xuất nhập khẩu của nước ta có thể được nâng cao trên phạm vi toàn cầu.
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3