Kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi


Ủy ban Kinh tế thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2024.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiếm soát

Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 13, ngày 27/9, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 khởi sắc hơn so với tháng trước và cùng kỳ
Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước

Theo tờ trình của Chính phủ về đánh giá kết quả đạt được trên các lĩnh vực theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023 cho thấy, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiếm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm dần, 8 tháng tăng 3,1%.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4% dự toán, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán được giao khi thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước, cán cân thương mại 8 tháng năm 2023, xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu là 1,34 tỷ USD), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối cung cầu ngoại tệ, cả năm 2023, ước xuất siêu 14,4 tỷ USD.

Nhìn chung, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ, đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi. Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2023, ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, tờ trình của Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế khó khăn hiện nay, trong đó tăng trưởng kinh tế các quý chưa đạt mục tiêu đề ra, dù tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nhưng tính chung 6 tháng GDP chỉ tăng 3,72%, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp, sản xuất công nghiệp còn chậm, chưa phục hồi hoàn toàn so cùng kỳ năm 2022.

Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ, tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước còn gặp khó khăn.

Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa được khắc phục.

Nguyên nhân được chỉ ra có cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, trong đó, việc nắm bắt và dự báo vẫn chưa sát, phản ứng chính sách của một số cơ quan, địa phương còn chậm, chưa kịp thời, chưa tận dụng hết các cơ hội phục hồi và phát triển từ bên trong.

Vì vậy, trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo còn tiếp tục diễn biến phức tạp và những cộng hưởng từ khó khăn nội tại của nền kinh tế, để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2024, Chính phủ tiếp tục đặt ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khoá, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận đề nghị Chính phủ làm rõ bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế, nhất là xung đột Nga - Ukraina, xu hướng điều hành chính sách của các nước lớn, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam và dự báo triển vọng cũng như tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.

Đồng thời, đánh giá nguyên nhân đối với từng chỉ tiêu chưa đạt, trọng tâm là tốc độ tăng GDP cả năm ước thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (mục tiêu được Quốc hội giao là khoảng 6,5%); chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm thứ 3 liên tiếp không đạt; Đánh giá về áp lực lạm phát trong thời gian tới.

Cùng với đó, đánh giá nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng lạm phát cơ bản cao hơn nhiều lạm phát tổng thể trong thời gian qua; đánh giá về sự phục hồi của tiêu dùng trong nước và tác động đến sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, đề nghị phân tích, đánh giá sâu hơn diễn biến, rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vàng; tình hình nợ đến hạn phải trả, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là nợ xấu tiềm ẩn trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao.a

Nguồn: BÁO CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Chống hàng giả và gian lận thương mại cần một cuộc “trường chinh” bền bỉ và toàn diện

LTS: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức, nhức nhối và dai dẳng nhất chính là vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thứ được ví như “giặc” nội xâm kinh tế. Nó không chỉ làm méo mó thị trường, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn gặm nhấm niềm tin vào pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước. Chính vì vậy, ngày 14/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2025 trên phạm vi toàn quốc. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của một ngành, một cấp, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành pháp, tư pháp cho đến các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân.

Xem chi tiết
Lễ công bố thành lập Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF

(CHG) Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực ứng dụng công nghệ để bảo vệ giá trị thật, đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cuộc chiến ngày càng phức tạp với hàng giả.

Xem chi tiết
Công ty Than Quang Hanh-TKV chinh phục tấn than đầu tiên ở mức -300m

​(CHG) Một trong những công ty khai thác than hầm lò chủ lực của TKV vừa khai thác thành công tấn than đầu tiên tại mức -300 mét.

Xem chi tiết
Ngành than đẩy mạnh ứng dụng sáng kiến khoa học công nghệ của đoàn viên công đoàn

(CHG) Cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động phát huy sáng kiến, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động

Xem chi tiết
Nhận lãi gấp hàng chục lần nhờ công cụ ‘Super Sinh Lời’ trên VPBank NEO

​(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.

Xem chi tiết
2
2
2
3