Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay


Bài viết "Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay" do Hà Thị Thu Trang (Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Tân Trào) thực hiện.

Tóm tắt:

Từ khi đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất (năm 1975), Phật giáo càng có điều kiện thuận lợi phát triển, cũng như ảnh hưởng sâu sắc hơn đến đời sống tinh thần vật chất của nhân dân. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, năng suất lao động tăng cao, đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, có một bộ phận người vì chạy theo lợi nhuận nên đã bất chấp thủ đoạn, làm giàu phi pháp, ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân khác, lợi ích cộng đồng và lợi ích quốc gia. Phật giáo với những tư tưởng nhân văn đã hướng con người trong quá trình sản xuất - kinh doanh, cũng như phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Bên cạnh những tư tưởng đó, hoạt động của Phật giáo góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, môi trường và xã hội. Bài báo này tập trung làm rõ vấn đề tư tưởng Phật giáo đã đóng góp như thế nào đến phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Từ khóa: ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, tư tưởng Phật giáo về kinh tế, phát triển kinh tế bền vững.

1. Đặt vấn đề

          Phật giáo không liên quan trực tiếp đến khía cạnh kinh tế, nhưng tư tưởng Phật giáo lại có tác động gián tiếp tới các hoạt động kinh tế. Những quan điểm của Phật giáo hướng đến những gì là có hại và những gì là có ích trong những hoạt động của con người liên quan đến sản xuất và tiêu thụ và nhất là cố gắng làm cho con người trưởng thành về mặt đạo đức. Đạo đức Phật giáo hướng con người muốn tồn tại thì phải chăm chỉ làm việc, lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Giáo lý đạo Phật với những quan điểm cá nhân phải biết cách chi tiêu cho đời sống hàng ngày, đó là một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra (tích cốc phòng cơ) và hai phần để kinh doanh, đầu tư sinh lời. Điều này sẽ giúp mọi người dân ổn định kinh tế, vừa có vốn để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, những tác động làm thay đổi nhận thức và tư duy con người trong xây dựng kinh tế đã giúp các Phật tử hiểu: muốn an lạc và giải thoát thì đời sống kinh tế phải vững mạnh, phát triển kinh tế bền vững và hài hòa.

          Trong tư tưởng của Phật giáo luôn quan tâm đến từ bi, không vì mưu lợi cho mình mà làm tổn hại đến đối tượng khác. Từ đó, nỗ lực tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, không vì mục đích tăng trưởng lợi nhuận cho riêng mình, mà là đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người. Vì vậy, nhiều Phật tử tham gia vào phát triển kinh tế mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.

2. Đóng góp của tư tưởng Phật giáo trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Những tư tưởng trong Phật giáo đã góp phần điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của con người đối với tự nhiên, xã hội. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thịnh vượng bền vững của nền kinh tế một quốc gia.

Thứ nhất, những tư tưởng của Phật giáo góp phần khai thác và sử dụng nguồn lực hợp lý trong tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. góp phần khai thác và sử dụng nguồn lực hợp lý hướng tới phát triển kinh tế hợp lý. Trong quá trình phát triển, việc sử dụng nguồn lực hiệu quả là bài toán của nhiều quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng khan hiếm thì vấn đề này càng phải được quan tâm hơn. Với những triết lý của Phật giáo cho rằng các nguồn lực phải được tận dụng triệt để, không để thừa, sự lãng phí trong sử dụng nguồn lực đó là sự “ăn bám” trong xã hội. Trong đó, lao động của con người giúp con người tồn tại trong cuộc sống. Những tư tưởng đó giúp con người biết trân trọng những nguồn lực xã hội hơn. Ví dụ, khi nhận thức được con người là một phần của hệ sinh thái, kinh tế tư tưởng Phật giáo kết nối các hoạt động hàng ngày của chúng ta với môi trường, giúp nâng cao ý thức bảo vệ tự nhiên. Từ đó, con người không còn có thái độ thờ ơ, xem môi trường là một kho tàng tự nhiên sinh ra để tập trung khai thác vì lợi nhuận cá nhân. Các hoạt động đó góp phần phát triển kinh tế bền vững. Tư tưởng của Phật giáo hướng đến giá trị, tài năng của con người, tầm quan trọng của của hệ sinh thái, sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên và đưa ra phương án thay vì khai thác và kiểm soát thiên nhiên. Theo tư tưởng đó, mọi người sẽ sử dụng kiến thức, tài năng của mình để sản xuất, khai thác một cách hợp lý, đồng thời có sự bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng thiên nhiên, Phật giáo hỗ trợ mục tiêu không gây hại đến môi trường. Đặc biệt, khi môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, các quốc gia đang hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, trong nền kinh ấy, các nguồn lực cho phát triển phải được tận dụng, phải sử dụng tái chế lại. Như vậy, những tư tưởng tận dụng, tiết kiệm, trân quý của Phật giáo lại rất phù hợp với thời đại ngày nay. Kinh tế học Phật giáo hướng đến giá trị, tài năng của con người, tầm quan trọng của của hệ sinh thái, sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên, và đưa ra phướng án thay vì khai thác và kiểm soát thiên nhiên, mọi người sẽ sử dụng kiến thức, tài năng của mình để sản xuất, khai thác một cách hợp lý đồng thời có sự bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng thiên nhiên,  hỗ trợ mục tiêu không gây hại đến môi trường.

Thứ hai, Phật giáo đang đóng góp vào phát triển kinh tế du lịch, du lịch tâm linh. Những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh. Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân, báo ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó, có những công trình của Phật giáo tọa ở vùng đất có không khí yên lành, mát mẻ rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Điều đó đã thúc đẩy sự phát triển về du lịch văn hóa tâm linh, mở các tour tham quan, hành hương tâm linh đến các địa danh là những ngôi cổ tự, các công trình kiến trúc cổ với nhiều bảo vật trải qua các thời kỳ lịch sử như: chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Dâu (Bắc Ninh)… Chính việc thu hút lượng khách đông đảo cả trong nước và quốc tế hằng năm tới tham quan, đặc biệt lượng khách tập trung đông nhất trong năm vào mùa lễ hội như: lễ hội Chùa Dâu, lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Phật Tích, lễ hội chùa Bút Tháp,… đã góp phần tăng thu nhập du lịch của địa phương. Theo thống kê của ngành Du lịch nội địa về doanh thu từ du lịch tâm linh ở tỉnh Ninh Bình cho thấy, năm 2009 với doanh thu từ du lịch của tỉnh đạt 170 tỷ đồng. Sau 4 năm, đến năm 2013, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón trên 4 triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân 20%/năm, với doanh thu trên 800 tỷ đồng. Đến năm 2022, toàn tỉnh Ninh Bình đón 3,7 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần so với năm trước. Trong đó, khách nội địa đón hơn 3,6 triệu lượt khách, khách quốc tế đón hơn 58 nghìn lượt khách. Doanh thu ước đạt 3,45 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021.  Sáu tháng đầu năm 2023, Ninh Bình đón 4,53 triệu lượt khách, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách nội địa đón 4,3 triệu lượt khách, khách quốc tế đón 220 nghìn lượt khách. Doanh thu ước đạt 3.750 tỷ đồng [5]. Đây là một con số tăng trưởng khá ấn tượng của ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn hiện nay. Thông qua du lịch tâm linh, góp phần vào việc giới thiệu văn hóa, lịch sử Việt Nam đến bạn bè thế giới, đồng thời khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước và tìm hiểu về lịch sử văn hóa của dân tộc, cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế xanh của Việt Nam.

Song song với các hoạt động về Đạo pháp, các hoạt động lao động sản xuất, góp phần xây dựng đất nước, thực hiện kinh tế tự túc tại các tự viện cũng đã được Ban Trị sự Phật giáo các địa phương quan tâm. Do đó, hầu hết Tăng Ni tại các cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường tùy theo khả năng của từng chùa, thế mạnh của từng miền, từng vùng để làm kinh tế thích hợp như trồng hoa màu, cây ăn trái các loại, trồng chè, cà phê, hồ tiêu, bạch đàn, làm bánh kẹo, tương chao, phát hành kinh sách, phát triển du lịch... nhằm ổn định cuộc sống bằng sức lao động của chính mình. Việc tu học của Tăng Ni được kết hợp hài hòa với lao động sản xuất, tạo ra những nhu cầu vật chất tối thiểu trong cuộc sống tu hành. Những danh lam thắng cảnh Phật giáo đã thực sự tạo nên một hệ sinh thái du lịch tâm linh, là nguồn phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương, làm giàu cho cộng đồng và cho địa phương.

Thứ ba, các cơ sở của Phật giáo đóng góp thực hiện an sinh xã hội (cùng Nhà nước can thiệp vào những thất bại của nền kinh tế thị trường) góp phần ổn định kinh tế chính trị. Phật giáo đã mở các lớp học nghề miễn phí đồng thời tạo công ăn việc làm cho các học viên. Phật giáo đã tổ chức các trường hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm miễn phí cho hàng ngàn học viên tham dự để giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Có rất nhiều cơ sở Phật giáo đã tổ chức các lớp đào tạo miễn phí dạy nghề và giới thiệu việc làm cho học viên tại địa phương. Cả nước hiện có 10 trường dạy nghề miễn phí gồm các nghề: may, điện gia dụng, tin học, sửa xe, hớt tóc,… tại khắp các tỉnh thành phố trong nước, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo địa phương tổ chức. Có thể thấy những giá trị mà công tác giáo dục dạy nghề của Phật giáo đã đem lại đối với xã hội là rất lớn. Các cơ sở hướng nghiệp dạy nghề do Phật giáo mở ra trên khắp cả nước trong những năm qua đã thu hút một số lượng đông đảo các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tham gia học, đem đến cuộc sống ấm no cho nhiều mảnh đời bất hạnh, khó khăn trong xã hội. Có nhiều học viên sau khi học nghề xong đã trở thành những tay nghề xuất sắc, làm ra được những sản phẩm có giá trị. Ngoài ra, còn có các lớp dạy ngoại ngữ miễn phí cho các sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ để có cơ hội việc làm tốt hơn như tổ chức lớp dạy tiếng Anh ở chùa Lá (Gò Vấp), các lớp ngôn ngữ từ căn bản đến nâng cao tại chùa Giác Ngộ (Quận 10). Bên cạnh đó, Phật giáo đã giúp giảm gánh nặng cho xã hội bằng việc chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn, sớm vượt qua để ổn định cuộc sống. Theo số liệu của Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong nhiệm kỳ III của Giáo hội, toàn quốc có 25 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc hoạt động có hiệu quả, đã khám và phát thuốc trị giá trên 9 tỷ đồng [1].

Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường có những ưu thế như tạo ra sức cạnh tranh, tạo sự sáng tạo đổi mới, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập, độc quyền… Trong tư tưởng của Phật giáo luôn cho rằng, con người phải biết yêu thương nhau, chia sẻ khi gặp hoạn nạn. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó tỷ lệ nghèo đói ở các vùng vẫn còn cao, đặc biệt là vùng cao, vùng xa xôi, hẻo lánh. Chính điều này, các cơ sở Phật giáo là nơi góp phần triển khai an sinh xã hội như xây nhà ở miễn phí cho người dân, tạo công ăn việc làm, phát hàng cứu trợ khi đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh,… Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thực hiện hoạt động từ thiện với hơn 12 nghìn tỷ đồng. Những hoạt động này đều rất có ý nghĩa, tác động to lớn đến tinh thần của nhân dân, tạo thành những phong trào, thu hút nhiều người tham gia [1]. Như vậy, Phật giáo đã phát huy được vai trò, giá trị trong công tác an sinh xã hội, một phần nào đó góp phần vào ổn định kinh tế và chính trị của đất nước.

3. Kết luận

Với những kết quả trên, Phật giáo đã góp phần vào phát triển kinh tế, hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững. Những hoạt động của Phật giáo đối với phát triển kinh tế rất thiết thực, tuy nhiên, cần có những giải pháp nhất định để tăng cường hơn nữa vai trò của Phật giáo. Đó là những chương trình tuyên truyền và giảng giải ý nghĩa, những chương trình triển khai trên thực tế nhiều hơn nữa. Hiện nay, trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước, tiếp tục đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tôn giáo có chức năng điều chỉnh hành vi xã hội của con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. Vì vậy, trong bối cảnh mới, những tư tưởng của Phật giáo phải có những điều chỉnh phù hợp với quá trình hội nhập, đồng thời giữ gìn những giá trị truyền thống trong bối cảnh đất nước hiện nay.

 

Lời cảm ơn:

Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2020). Văn kiện đại hội Phật giáo toàn quốc lần XIX.
  2. Thích Gia Quang (2021). Những đóng góp của Phật giáo vào việc đảm bảo an sinh xã hội, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 1.
  3. 3. Thích Nguyên Tạng (2001). Phật giáo khắp thế giới. NXB. Tu viện Pháp Bảo - Tu Viện Quảng Đức, tr.5.
  4. Nguyễn Công Lý, Trương Văn Chung, Thích Nhật Từ (chủ biên - 2014). Phật giáo và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp Quốc. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2022). Báo cáo thường niên du lịch thường niên Việt Nam.

 

The impact of Buddhist economists on Vietnam’s economic development

Ha Thi Thu Trang

Department of Science Management and International Cooperation,

Tan Trao University

ABSTRACT: 

Since Vietnam was completely reunified in 1975, Buddhism has had more favorable conditions for development and has had a deeper influence on the people’s spiritual and material lives. The socialist-oriented market economy of Vietnam has achieved many important achievements; labor productivity has increased, and people's material lives have improved. However, some people have committed illegal acts that affect the interests of other individuals, the community, and the country, to gain profits. Buddhism, with its humanistic ideas, has guided people to do economic activities in a sustainable direction. Buddhist activities also make an important contribution to economic, environmental, and social development. This paper clarifies how Buddhist thought has contributed to economic development in Vietnam.

Keywords: influence of Buddhist thought, Buddhist economists, sustainable economic development.

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3