(CHG) Do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc khiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu gặp nhiều khó khăn. Lạng Sơn triển khai phương án thiết lập “vùng xanh” giải quyết tình trạng ùn ứ, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
Năng lực thông quan xe xuất khẩu chỉ khoảng 180-200 xe/ngày
Theo Sở Công Thương Lạng Sơn, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên với chính sách “Zero-Covid”, phía Trung Quốc tiếp tục triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch ở mức độ cao và nghiêm ngặt như phong tỏa các khu vực có ca lây nhiễm Covid-19, vẫn tạm dừng hoạt động thông quan tại nhiều cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới Lạng Sơn - Quảng Tây khiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn, các cửa khẩu khác hiện đang duy trì hoạt động cũng bị ảnh hưởng.
Hiện nay, Lạng Sơn cơ bản duy trì hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại 4 cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu quốc tế Ga đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, cửa khẩu phụ Tân Thanh.
Trong đó, cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan và Tân Thanh - Pò Chài đang triển khai mô hình giao nhận hàng hóa không tiếp xúc theo phương thức cắt, nối container tại bãi chờ, đồng thời triển khai có hiệu quả nền tảng Cửa khẩu số vì vậy hiệu suất thông quan hiện đều đã tăng hơn 30% so với thời điểm tháng 4/2022.
Hoạt động xuất nhập tại cửa khẩu |
Cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm hiện chỉ thực hiện thông quan hàng hóa nhập khẩu, chưa thực hiện thông quan hàng hóa xuất khẩu do phía Trung Quốc đang chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.
“Mặc dù hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đều có xu hướng cải thiện và khả quan hơn qua từng ngày nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương của các doanh nghiệp hai bên” - đại diện Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho hay.
Trong tháng 5/2022, năng lực thông quan tại 3 cửa khẩu đường bộ: Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma đạt khoảng 450 - 500 xe/ngày nhưng lượng xe xuất khẩu còn thấp, chỉ khoảng 180-200 xe/ngày (Hữu Nghị khoảng 60-70 xe xuất/ngày, Tân Thanh khoảng 100-140 xe xuất/ngày); trung bình mỗi ngày có khoảng 200 phương tiện chở hàng hóa từ nội địa lên các cửa khẩu của tỉnh để chờ xuất khẩu.
“Thời điểm ngày 29/5/2022, tổng lượng phương tiện chờ xuất khẩu tại 3 cửa khẩu trên là 1.682 xe, trong đó có 1.084 xe chở hoa quả tươi, chiếm khoảng 65% tổng số xe hàng chờ xuất khẩu” - đại diện Sở Công Thương thông tin.
Với mục tiêu hạn chế những ảnh hưởng bởi chính sách phòng chống dịch của phía bạn đối với các cửa khẩu đang hoạt động, cải thiện tình trạng thông quan còn cầm chừng đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực trao đổi, thống nhất với phía Quảng Tây - Trung Quốc xây dựng, triển khai và thường xuyên điều chỉnh các phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mới phù hợp với thực tế.
Đặc biệt, triển khai phương án thiết lập “vùng xanh” đảm bảo phòng, chống dịch phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu đường bộ trên địa bàn. Ngoài ra, Sở Công Thương thường xuyên cập nhật tình hình xuất nhập khẩu, lưu lượng phương tiện, khả năng thông quan tại các cửa khẩu, phương án phòng chống dịch… hằng ngày theo nhiều phương thức để khuyến cáo tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn được biết và chủ động điều tiết.
Giải pháp căn cơ giảm tình trạng ùn ứ
UNND tỉnh Lạng Sơn mới đây đã ban hành Phương án số 25/PA-UBND về việc thiết lập “vùng xanh” đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma, nhằm tạo sự tin tưởng của phía bạn về công tác phòng, chống dịch tại các khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, nội dung phương án gồm: Phân luồng phương tiện; kiểm soát người vào, ra “vùng xanh” an toàn; xử lý khi có F0 và các trường hợp vi phạm...
Trong bối cảnh năng lực thông quan chưa đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hai bên, khi nhiều loại hoa quả đang vào vụ mùa thu hoạch như: Vải, thanh long, xoài… để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, hoa quả không bị ùn ứ, lưu bãi trong thời gian dài, rõ ràng cần những giải pháp căn cơ hơn với sự vào cuộc của nhiều bên.
Trước mắt, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đề nghị, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thông tin tới các doanh nghiệp, ngành hàng sản xuất, vận tải, xuất khẩu hàng hóa... về phương án thiết lập “vùng xanh” của tỉnh Lạng Sơn.
Nhiều xe đang chờ đợi hàng dài để được thông quan |
Tuy nhiên, về lâu dài, các tỉnh, thành phố cần tăng cường triển khai công tác hỗ trợ kết nối thị trường, đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ trong nước, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Tăng cường giám sát, quản lý, đảm bảo các vùng trồng, vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu an toàn với dịch Covid-19, đảm bảo chất lượng sản phẩm, công tác thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hóa được thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Đồng thời, tiếp tục nắm bắt, thông tin đến các doanh nghiệp, ngành hàng sản xuất, vận tải, xuất khẩu hàng hóa tình hình hoạt động tại các khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ của tỉnh Lạng Sơn, từ đó lập kế hoạch điều tiết từ sớm, từ xa lượng xe hàng đưa lên các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn một cách phù hợp.
Điều này giảm tình trạng tồn đọng, ùn ứ khối lượng lớn phương tiện các loại, từ đó giảm sức ép lên công các điều phối, sắp xếp bến bãi và năng lực thông quan tại các cửa khẩu; đồng thời giảm thiểu thời gian chờ đợi, chi phí bến bãi và thiệt hại do hàng hóa bị hư hỏng, mất phẩm chất cho các doanh nghiệp.
Cùng với đó, xem xét, hướng dẫn các các doanh nghiệp, thương nhân lựa chọn, chuyển đổi phương thức vận tải xuất khẩu khác ngoài đường bộ như đường sắt, đường thủy hoặc mở rộng danh sách các cửa khẩu đường bộ xuất khẩu khác.
Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, vận tải, xuất khẩu hàng hóa có liên quan cũng cần chủ động theo dõi, cập nhật thường xuyên về năng lực bến bãi, tốc độ thông quan, tình hình hoạt động tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; chú trọng đánh giá tình hình thực tế để chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hoá hợp lý...
Thời gian thông quan chưa đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hai bên, khi nhiều loại hoa quả đang vào vụ mùa thu hoạch như: Vải, thanh long, xoài… để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, hoa quả không bị ùn ứ, lưu bãi trong thời gian dài, rõ ràng cần những giải pháp căn cơ hơn với sự vào cuộc của nhiều bên.
Để khẩn trương giải quyết tình trạng trước mắt, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đề nghị, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thông tin tới các doanh nghiệp, ngành hàng sản xuất, vận tải, xuất khẩu hàng hóa... về phương án thiết lập “vùng xanh” của tỉnh Lạng Sơn.
Bên cạnh đó, tăng cường giám sát, quản lý, đảm bảo các vùng trồng, vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu an toàn với dịch Covid-19, đảm bảo chất lượng sản phẩm, công tác thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hóa được thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Đồng thời, tiếp tục nắm bắt, thông tin đến các doanh nghiệp, ngành hàng sản xuất, vận tải, xuất khẩu hàng hóa tình hình hoạt động tại các khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ của tỉnh Lạng Sơn, từ đó lập kế hoạch điều tiết từ sớm, từ xa lượng xe hàng đưa lên các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn một cách phù hợp.
Điều này giảm tình trạng tồn đọng, ùn ứ khối lượng lớn phương tiện các loại, từ đó giảm sức ép lên công các điều phối, sắp xếp bến bãi và năng lực thông quan tại các cửa khẩu; đồng thời giảm thiểu thời gian chờ đợi, chi phí bến bãi và thiệt hại do hàng hóa bị hư hỏng, mất phẩm chất cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, xem xét, hướng dẫn các các doanh nghiệp, thương nhân lựa chọn, chuyển đổi phương thức vận tải xuất khẩu khác ngoài đường bộ như đường sắt, đường thủy hoặc mở rộng danh sách các cửa khẩu đường bộ xuất khẩu khác.
(CHG) Hội thi sân khấu hoá "Tìm hiểu lịch sử ngành Than Việt Nam và truyền thống văn hoá thợ mỏ, truyền thống Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 30 năm xây dựng và phát triển" tiếp thêm niềm tự hào cho tuổi trẻ TKV vững bước tương lai
Xem chi tiết(CHG) Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành sản xuất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có bệnh tật gây hại cho tôm, cá và các loại hải sản khác. Để kiểm soát bệnh tật, nhiều nông dân đã sử dụng thuốc kháng bệnh. Tuy nhiên, thị trường hiện nay đang tràn ngập các loại thuốc kháng bệnh kém chất lượng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân và ảnh hưởng đến môi trường.
Xem chi tiết(CHG) Với chủ đề: “Khởi nghiệp xanh– Xu hướng phát triển bền vững”, “Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau” (CamaUP’24) hứa hẹn là diễn đàn, sân chơi bổ ích, thú vị,…
Xem chi tiết(CHG) Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet đã mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp theo xu hướng truyền thống.
Xem chi tiếtLTS: Trong nền kinh tế nông nghiệp hiện nay, nông dân là những người gắn bó chặt chẽ với đồng ruộng, với đàn gia súc. Họ không chỉ là người sản xuất mà còn là những người nuôi dưỡng, chăm sóc cho sự sống của hàng triệu sinh vật. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà họ đang phải đối mặt là chất lượng thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng phải thức ăn giả súc kém chất lượng đang dần trở thành nỗi lo lắng thường trực, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe vật nuôi mà còn đến cuộc sống của chính người nông dân. Bài viết không đưa cụ thể về bất kỳ đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc nào liên quan đến vấn đề kém chất lượng. Mục đích của bài viết nhằm gióng lên tiếng chuông cảnh báo tới những đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm có biểu hiện của sự gian dối nhằm trục lợi bất chính. Đồng thời thay lời muốn nói từ những nỗi niềm của người nông dân. Hiện nay, trên thị trường, thức ăn chăn nuôi giả súc kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều. Những sản phẩm này thường được sản xuất với nguyên liệu không đảm bảo, không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của gia súc. Việc sử dụng những loại thức ăn này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi mà còn dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sản phẩm nông nghiệp.
Xem chi tiết