Sức ép ngày càng lớn
Nhìn lại năm 2022, trong khi kim ngạch xuất khẩu của ngành điều đạt 3,08 tỷ USD thì kim ngạch nhập khẩu điều thô đã ngốn tới 2,678 tỷ USD. Điều này cho thấy hoạt động chế biến, xuất khẩu điều của Việt Nam mang lại giá trị rất thấp. Cũng chính bởi việc chủ yếu xuất khẩu điều nhân sơ chế, nên ngành điều Việt Nam luôn chịu lệ thuộc vào các nhà thương mại quốc tế và không được quyết định giá trên thị trường. Nhiều năm liền, ngành điều Việt Nam phải chịu thế “trên đe, dưới búa” khi bị ép giá ở cả thị trường điều thô và điều nhân. Lợi nhuận thu về của các DN ngày càng bị thu hẹp khi giá điều thô ngày càng tăng cao trong khi giá nhân lại liên tục lao dốc.
Sức ép đặt lên vai ngành điều Việt Nam càng trở nên nặng nề hơn khi nhiều nước châu Phi vốn chỉ chuyên xuất khẩu điều thô đang bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nhân điều. Điển hình như tại Bờ Biển Ngà, vốn là nước xuất khẩu điều thô lớn nhất thế giới, TS. Adama Coulibaly, Tổng Giám đốc Hội đồng bông và điều Bờ Biển Ngà cho biết, năm 2022, nước này đã xuất khẩu được 36.807 tấn nhân điều sang nhiều thị trường như Mỹ, EU, Úc… Dù con số này còn rất thấp so với lượng xuất khẩu hơn 500 nghìn tấn điều nhân của Việt Nam, nhưng cũng cho thấy Bờ Biển Ngà đang muốn vươn lên phân khúc cao hơn thay vì chỉ bán điều thô như trước đây. Điều này dẫn tới nguy cơ những đối tác cung ứng điều thô của ngành điều Việt Nam sẽ chuyển thành đối thủ trên thị trường điều nhân trong thời gian tới.
Bên cạnh việc chịu áp lực từ nhân điều của các nước khác, nhân điều của Việt Nam còn chịu sức ép từ các loại hạt khác. Điển hình như hạt hạnh nhân hiện đang rơi vào tình trạng cung vượt cầu, khiến giá giảm rất mạnh, thậm chí còn rẻ hơn hạt điều. Do đó, các nhà rang chiên, nhà bán lẻ quốc tế đang ưu tiên các loại hạt khác hơn so với hạt điều, người tiêu dùng cũng có xu hướng lựa chọn những loại hạt có giá rẻ hơn.
“Cuộc cách mạng” trong chế biến
Trước những sức ép ngày càng tăng lên, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đang xúc tiến xây dựng “Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam trong tình hình mới” để trình Chính phủ. Trong đó, đề xuất những cơ chế, chính sách nhằm hướng đến 2 mục tiêu: Phát triển mạnh chế biến sâu, giành vị trí xứng đáng trong chuỗi giá trị điều toàn cầu và phát triển mạnh vùng nguyên liệu theo hướng chất lượng, hiệu quả. Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch VINACAS cho rằng, nhìn ở khía cạnh tích cực, những thách thức hiện tại chính là cơ hội giúp ngành điều Việt Nam có thêm động lực, tập trung nguồn lực cho “cuộc cách mạnh” về công nghệ và thiết bị, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi sâu trong chế biến điều.
Trên thực tế, trong những năm qua, nhiều DN đã chủ động đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để tăng cường chế biến sâu. Nhờ đó, bên cạnh những sản phẩm truyền thống như hạt điều rang muối, hạt điều còn vỏ lụa rang muối, nhiều sản phẩm mới đã được ra đời, được thị trường đón nhận tích cực như hạt điều mật ong, hạt điều tẩm gia vị, hạt điều wasabi, hạt điều sấy mè trắng, kẹo hạt điều…
Điển hình như Công ty TNHH Chế biến Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Tân An (Tanimex – LA) đã đầu tư vào chế biến sâu từ năm 2012 với sản phẩm đầu tiên là điều chiên muối. Sau đó, Tanimex – LA phát triển các sản phẩm khác như điều mật ong, điều wasabi, điều còn vỏ lụa rang muối, điều sấy nguyên vị. Tương tự, Công ty CP Long Sơn cũng đang đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hạt điều chế biến sâu. Hiện Long Sơn có khá nhiều sản phẩm hạt điều chế biến sâu, như hạt điều rang muối, hạt điều vỏ lụa rang muối, hạt điều chiên muối, điều mè, điều phô mai, điều tỏi ớt... Mặc dù hạt điều chế biến sâu còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong xuất khẩu hạt điều của Long Sơn, nhưng công ty vẫn đang kiên trì đi theo con đường này để nâng dần tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu trong cơ cấu xuất khẩu. Hay như Công ty Hoàng Sơn 1, thời gian qua, nhiều lô hàng hạt điều chế biến sâu của DN này đã xuất khẩu thành công sang EU nhờ Hiệp định EVFTA.
Một DN khác cũng đã đạt được khá nhiều thành công với các sản phẩm điều chế biến sâu là Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco). Hạt điều chế biến của Lafooco đã lên kệ tại nhiều siêu thị ở Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Canada, Nhật Bản, châu Âu… Ngoài việc xuất khẩu qua các kênh truyền thống, Lafooco đã bán hàng ra nước ngoài qua kênh thương mại điện tử Amazon và đã nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Trong định hướng phát triển của mình, Lafooco cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm ăn liền, đồ ăn vặt, thực phẩm có thành phần từ hạt điều.
Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/nganh-dieu-no-luc-len-ke-sieu-thi-the-gioi-172379.html
(CHG) Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm cùng đại diện các cơ quan chức năng về vấn nạn hàng giả trong việc sử dụng mũ bảo hiểm và phụ tùng xe mô tô, xe gắn máy là một vấn đề gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội.
Xem chi tiết(CHG) Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với “nhà kiến tạo” hệ sinh thái công nghệ bất động sản thông minh Meey Group.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 22/6, tại Lễ vinh danh Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã xuất sắc giành 2 giải thưởng quan trọng, tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số ngành bất động sản và bám sát định hướng, mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.
Xem chi tiết(CHG) LocknLock chính thức khởi động sự kiện khuyến mãi lớn nhất mùa hè mang tên LocknLock Brand Day 2025, diễn ra từ 20 đến 22/6/2025 tại cửa hàng LocknLock Long Hậu (huyện Cần Giuộc, Long An).
Xem chi tiết(CHG) Với nhiều ưu điểm vượt trội, khác biệt, Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt do Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) phát triển đã ghi dấu ấn mạnh mẽ. Đây cũng chính là sản phẩm đã chinh phục giải Sao Khuê 2025.
Xem chi tiết