(CHG) Là đơn vị nghiên cứu hàng đầu trực thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - VINACOMIN đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, hỗ trợ tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, góp phần hiện đại hóa hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng ngành công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.
Xác định khoa học công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất lao động của nhóm ngành khai thác, chế biến mỏ, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - VINACOMIN đã đẩy mạnh triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn mục tiêu phát triển khoa học song hành với phát triển doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Viện đã được Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), các Bộ, ngành, địa phương giao thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, dự án…. với mục tiêu nhằm giải quyết các vấn đề của thực tế sản xuất; đưa ra các giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, nâng cao mức độ sản xuất.
Hội đồng Khoa học Bộ Công Thương nghiệm thu Dự án
Nhiều đề tài do Viện thực hiện đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất như: Đề tài "Thiết kế chế tạo máy rửa cánh vuông" được áp dụng thử nghiệm tại Nhà máy tuyển Tân Rai (Lâm Đồng); Đề tài "Nghiên cứu giải pháp chống giữ, duy trì ổn định đường lò trong quá trình khai thác ở các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh" hiện được áp dụng tại lò xuyên vỉa vận tải mức +0 khu giếng Vàng Danh – Công ty than Vàng Danh; Dự án "Sản xuất thực nghiệm hoàn thiện công nghệ xử lý bờ trụ mỏ than Na Dương" được áp dụng thực tế tại Nhà máy Nhiệt điện Na Dương, giúp đảm bảo an toàn và nâng cao mức độ ổn định của nhà máy, đáp ứng yêu cầu về sản lượng bóc đất đá theo kế hoạch của mỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành bóc đất đá bờ trụ.
Bên cạnh đó, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - VINACOMIN đã tiến hành nhiều nghiên cứu để nâng cao năng lực sản xuất cho các đơn vị như: Núi Béo, Khe Chàm II-IV, Thống Nhất, Mông Dương. Tùy vào điều kiện thực tế và khả năng sản xuất của từng doanh nghiệp, Viện đã lập báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, thiết kế duy trì sản xuất mỏ, đầu tư thiết bị mỏ, cơ khí, hệ thống điện; đề xuất triển khai giải pháp tự động hóa trong quy trình sản xuất, kinh doanh để các doanh nghiệp ứng dụng dễ dàng trong tương lai.
Hội đồng khoa học Viện, nghiệm thu đề tài cấp TKV “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ nhằm chống giữ duy trì ổn định đường lò
Nội địa hóa các thiết bị phục vụ khai thác mỏ cũng là nhiệm vụ được Viện quan tâm thực hiện. Hiện nay, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - VINACOMIN đã nội địa hóa thành công một số thiết bị quan trọng như: vì chống thủy lực các loại (giá khung thủy lực, giàn tự hành, giàn mềm); các kết cấu cơ khí, bộ phận chi tiết thủy lực: cột, kích thủy lực, van điều khiển; một số thiết bị hệ thống trục tải giếng đứng: cốt giếng, tháp giếng, thùng cũi, hệ thống cấp dỡ tải… Các thiết bị nội địa hóa khi đưa vào sử dụng giúp tiết kiệm không nhỏ chi phí mua sắm cho các doanh nghiệp so với việc sử dụng thiết bị nhập khẩu
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - VINACOMIN còn ký kết thực hiện nhiều hợp đồng, tư vấn nâng cao chất lượng sản xuất cho doanh nghiệp như: tư vấn cải thiện hiệu quả sản xuất cho các nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 1, Nhà máy tuyển than Khe Thần, Nhà máy tuyển than Lép Mỹ, Nhà máy tuyển than Na Dương. Thực hiện tư vấn thiết kế, xây dựng định mức hao hụt bốc dỡ than nhập khẩu, tỷ lệ hao hụt alumina/hydroxit nhôm trong các công đoạn tiêu thụ, xuất khẩu… Ngoài ra, Viện đã hoàn thành và nghiệm thu thiết kế Xưởng tuyển xỉ thuộc gói thầu liên danh Dự án đầu tư nhà máy luyện đồng Bản Qua, Lào Cai có công suất 20.000 tấn/năm.
Năm 2023 và 2024, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - VINACOMIN tiếp tục triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ các cấp và các hợp đồng dịch vụ, chuyển giao khoa học công nghệ với doanh nghiệp về duy trì sản xuất mỏ như: dự án mở rộng nâng công suất mỏ lộ thiên, hầm lò; hướng dẫn áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ đào lò than bằng máy combai EBH-45; lập báo cáo NCKT dự án đầu tư thiết bị, giàn mềm, giá khung thủy lực; đánh giá điều kiện địa chất thủy văn mỏ, quan trắc dịch động và đề xuất giải pháp nâng cao ổn định bờ mỏ, bãi thải cho các đơn vị; kiểm toán năng lượng, tư vấn các công trình tự động hóa; kiểm định thiết bị phòng nổ, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp, lấy mẫu, phân tích tính tự cháy của than, xác định độ chứa khí, thoát khí, bảo trì hệ thống quan trắc; sản xuất và cung ứng manhêtit cho các nhà máy tuyển than…
Song song với hoạt động nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, Viện tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kỹ thuật công nghệ khai thác – an toàn mỏ hầm lò cho sinh viên của Trường Cao đẳng TKV và công nhân các mỏ than hầm lò; giúp phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao đủ phẩm chất, giỏi kỹ thuật, đáp ứng các nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam hiện tại và tương lai.
Nguồn: Truyền thông TKV
0
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết