Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Mexico


(CHG) Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su... đã được xuất khẩu vào thị trường Mexico và đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27 - 65%.
Thị trường tiềm năng
Đem các sản phẩm phẩm từ trà, cà phê, thảo dược được kết hợp sản xuất từ cây Bồ Công Anh tham dự hội thảo: “Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Mexico”, ông Đỗ Thanh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển P&K cho biết, việc tham gia các chương trình này giúp công ty tìm kiếm đối tác mở rộng thị phần trong nước, cũng như hợp tác xuất khẩu.
Hiện công ty của ông đầu tư vùng trồng tại Tân Hồng, Đồng Tháp đủ nguyên liệu phục vụ tiêu dùng trong nước, nên đang tìm kiếm đối tác để mở rộng vùng trồng, hướng đến xuất khẩu.
Cũng như ông Phương, hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, nông nghiệp kỹ thuật cao và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao… tham dự tọa đàm cũng mong muốn tìm cơ hội đẩy mạnh liên kết, hợp tác về đầu tư và thương mại, mở rộng xuất khẩu sang thị trường này.
Nhiều cơ hội xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường Mexico.
Theo bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. HCM, trong những năm qua, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Mexico không ngừng được mở rộng và phát triển, đặc biệt là kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có hiệu lực kể từ đầu năm 2019. Là nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có Việt Nam.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng tích cực, đạt 5,421 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2021. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico ước đạt 4,532 tỷ USD.
Ông Alejandro Negrin Munoz, Đại sứ Mexico tại Việt Nam chia sẻ, Việt Nam cũng là thị trường rất năng động và được Mexico đánh giá cao tại khu vực châu Á. Các mặt hàng mà hai nước thường xuyên trao đổi thương mại là vi mạch điện tử, điện thoại, linh kiện và phụ tùng máy móc, ô tô, da, bông…
"Giá trị trao đổi hiện có chưa tương xứng với quy mô thị trường và tiềm năng mà mỗi bên đang có. Chính vì thế, có thể khẳng định dư địa hợp tác thương mại Việt Nam-Mexico vẫn còn rất lớn, cần được khai thác hiệu quả và cân bằng hơn", ông Alejandro Negrin Munoz nói.
Tận dụng lợi thế từ các FTA
Ông Vũ Minh Anh, Lãnh sự danh dự Lãnh sự quán Mexico tại TP. HCM cho biết, nhờ được hưởng thuế suất 0%, năm 2022, cá ba sa là nông sản chính của Việt Nam khi xuất sang Mexico. Tuy xuất siêu nhưng phần lớn là hàng hóa trung gian, tỷ lệ "made in Vietnam" không lớn.
Ông Vũ Minh Anh, Lãnh sự danh dự Lãnh sự quán Mexico tại TP. HCM cho rằng, các doanh nghiệp Việt nên "thay đổi tư duy theo hướng dây chuyền cung ứng toàn cầu" để khai thác tối đa lợi thế hợp tác thương mại, đầu tư giữa 2 nước.
Ông Vũ Minh Anh cho rằng, ngoài việc đầu tư trực tiếp, các doanh nghiệp Việt nên "thay đổi tư duy theo hướng dây chuyền cung ứng toàn cầu". Thay vì dồn nhiều nguồn lực đầu tư trực tiếp, các doanh nghiệp có thể tìm đối tác Mexico để thực hiện liên doanh, tận dụng thế mạnh của nhau nhằm sản xuất hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho các thị trường khó tính và có yêu cầu cao.
Theo bà Võ Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP. HCM (HLA), Mexico kết nối giữa Đại Tây Dương và châu Á - Thái Bình Dương, có bờ biển dài nên rất thuận lợi cho giao thương và vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Với lợi thế đều là thành viên CPTPP, Mexico đã cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Nhờ đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su, điện thoại và linh kiện, phụ tùng ô tô vào Mexico thời gian gần đây đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27 - 65%. Ngược lại, Mexico cũng từng bước đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, nông sản, đồ uống vào Việt Nam.
Bà Lan cho biết thêm, để đạt được hiệu quả kinh tế trong giao thương hàng hoá, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng chuỗi dịch vụ logistics tích hợp: khai báo hải quan, vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế, kho bãi... Đồng thời, tối ưu vận tải, sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm 50% chi phí vận chuyển nội địa; sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nâng cao năng lực sản xuất./.

Nguồn: https://congthuong.vn/nhieu-co-hoi-xuat-khau-nong-san-thuc-pham-vao-mexico-247621.html

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3