Theo đó, nhu cầu chip trên toàn cầu, chủ yếu cho các trung tâm dữ liệu liên quan đến Trí tuệ Nhân tạo (AI) và lĩnh vực xe điện (EV), được cho là sẽ bắt đầu phục hồi vào quý 2/2024, khi các nhà sản xuất chip lớn tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
Công ty Nghiên cứu Gartner của Mỹ cho biết, 80% các công ty trên toàn cầu sẽ sử dụng AI tạo sinh trong hoạt động kinh doanh vào năm 2026, tăng so với tỷ lệ chưa đến 5% vào năm 2023. Trong khi, Microsoft, Amazon.com và các công ty khác sẽ tăng các dịch vụ AI.
Ngoài ra, theo hãng Nghiên cứu Thị trường Statista (Đức), giá trị thị trường chip AI được dự báo tăng lên 119,4 tỷ USD vào năm 2027, chiếm gần 20% thị trường chip toàn cầu.
![]() |
Nhu cầu chip trên toàn cầu có thể bắt đầu phục hồi vào quý 2 năm 2024 |
Chuyên gia Akira Minamikawa của công ty nghiên cứu Omdia (Anh) nhận định: “AI sẽ được sử dụng cho điện thoại thông minh và máy tính cá nhân. Đầu tư liên quan đến AI tạo sinh sẽ phục hồi và thúc đẩy đáng kể tăng trưởng của thị trường chip”.
Theo các nghiên cứu, nhu cầu các chip mạnh như chip được sử dụng cho EV cũng sẽ tăng khi bước sang nửa cuối năm 2024. BMW đặt mục tiêu tăng doanh số bán xe EV lên 50% trong tổng doanh số bán vào năm 2030 và Toyota sẽ tăng doanh số bán EV toàn cầu lên 1,5 triệu chiếc vào năm 2026.
Do đó, nhiều nhà sản xuất chip lên kế hoạch tăng sản lượng để đón đầu nhu cầu lớn. Trong một tuyên bố mới đây, ông C.C.Wei, Giám đốc điều hành nhà sản xuất chip TSMC của Trung Quốc cho biết, công ty sẽ tăng đầu tư khi nhu cầu từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vượt công suất sản xuất.
Trước đó, theo dự báo của một tổ chức công nghiệp được công bố hôm 31/12/2023, thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 13,1% vào năm 2024, lên mức kỷ lục 588,36 tỷ USD nhờ nhu cầu ngày càng tăng về chip sử dụng cho AI.
Triển vọng lạc quan xuất hiện khi ngành công nghiệp bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu phục hồi nhu cầu về chip khi “cơn sốt” AI tạo sinh nổ lên với sự thành công của ứng dụng ChatGPT. Ngoài ra, sự cải thiện doanh số bán máy tính cá nhân và điện thoại thông minh cũng hỗ trợ nhu cầu về chất bán dẫn.
Nguồn: Báo Công thương
LTS: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức, nhức nhối và dai dẳng nhất chính là vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thứ được ví như “giặc” nội xâm kinh tế. Nó không chỉ làm méo mó thị trường, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn gặm nhấm niềm tin vào pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước. Chính vì vậy, ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2024 trên phạm vi toàn quốc. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của một ngành, một cấp, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành pháp, tư pháp cho đến các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân.
Xem chi tiết(CHG) Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực ứng dụng công nghệ để bảo vệ giá trị thật, đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cuộc chiến ngày càng phức tạp với hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Một trong những công ty khai thác than hầm lò chủ lực của TKV vừa khai thác thành công tấn than đầu tiên tại mức -300 mét.
Xem chi tiết(CHG) Cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động phát huy sáng kiến, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động
Xem chi tiết(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.
Xem chi tiết