Nối dài các chính sách tài chính hỗ trợ phục hồi nền kinh tế


 
(CHG) Trong thời gian qua, những tham mưu của ngành Tài chính về các giải pháp tài khoá để hỗ trợ cho nền kinh tế trong tiến trình phục hồi hậu Covid-19 đã phát huy tác dụng. Hiện nay, trong bối cảnh hoạt động sản xuất của DN, người dân đang đối mặt với nhiều khó khăn, ngành Tài chính lại tiếp tục chủ động đề xuất các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho phục hồi kinh tế.
Tiếp tục giảm một số loại thuế
Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, sau khi triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành trong năm 2023, Bộ Tài chính đã liên tiếp có các đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2024, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu các cấp các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Ảnh: H.Anh
 
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, khi chính sách được ban hành, Bộ Tài chính vẫn liên tục rà soát, đánh giá và trong trường hợp khi “cuộc sống cần”, người dân và doanh nghiệp, nền kinh tế vẫn còn đối mặt với khó khăn, Bộ Tài chính sẽ kịp thời đề xuất để nối dài các chính sách trên cơ sở cân nhắc, tính toán thận trọng, đảm bảo các nhiệm vụ tài chính - NSNN đã đề ra.
"Mới đây, khi nhận thấy tình hình trong nước mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cụ thể, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết. Do vậy, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giảm thuế GTGT như nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 101/2023/QH15. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ (viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…).
Bên cạnh đó, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được áp dụng từ ngày 1/4/2022 và sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2023. Để tránh ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đến hết năm 2024 như mức thuế quy định tại Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đánh giá về các đề xuất của Bộ Tài chính, trên cơ sở tham vấn một số doanh nghiệp và chuyên gia, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2023 gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 được dự báo chỉ ở mức trên 5%, đây là mức tương đối thấp trong nhiều thập kỷ qua (trừ hai năm Covid 2020 và 2021). “Tình trạng khó khăn này được dự đoán sẽ tiếp tục trong giai đoạn đầu năm 2024 khi kinh tế thế giới chưa kịp phục hồi và kinh tế trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề. Do đó, việc nới lỏng chính sách tài khoá thông qua việc tiếp tục giảm thuế GTGT vào thời điểm này là hết sức cần thiết, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng, tạo việc làm”, VCCI nhấn mạnh. Theo VCCI, biện pháp giảm thuế GTGT đã được thực hiện trong hai năm 2022 và 2023 và mang lại nhiều tác động tích cực đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là việc giúp tăng tiêu dùng nội địa trong bối cảnh các đơn hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Kiên trì tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân
Đối với đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024, VCCI cũng cho biết đồng tình với nội dung của dự thảo Nghị quyết về việc tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu trong năm 2024. Theo VCCI, việc Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 là một giải pháp thiết thực nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, đề xuất kéo dài thời gian giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu năm 2024 là cần thiết, bởi xăng dầu là mặt hàng thiết yếu trong đời sống người dân và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Sự biến động của giá xăng dầu có tác động đến rất nhiều đối tượng trong xã hội. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào.
Góp ý kiến thêm cho giải pháp tài khoá giảm thuế GTGT nửa đầu năm 2024, VCCI cho biết, theo ghi nhận của đơn vị, các doanh nghiệp gặp khá nhiều vướng mắc khi áp dụng chính sách này, chủ yếu xuất phát từ việc phân loại hàng hoá nào phải chịu thuế 10%, hàng hoá nào được giảm thuế xuống 8%. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP và Nghị định 44/2023/NĐ-CP nhằm hướng dẫn việc thực hiện, nhưng trên thực tế, việc phân loại hàng hoá, dịch vụ vào các mức thuế suất khác nhau vẫn còn nhiều lúng túng. Nhiều trường hợp doanh nghiệp tra cứu phụ lục của Nghị định 15/2022/NĐ-CP và Nghị định 44/2023/NĐ-CP nhưng không dám khẳng định hàng hoá, dịch vụ của mình thuộc diện thuế suất 10% hay 8%. Nhiều doanh nghiệp phải thuê thêm người làm kế toán để điều chỉnh hoá đơn và sổ sách cho đúng với mức thuế mới… Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm thuế GTGT cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8% trong 6 tháng đầu năm 2024.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để chủ động thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, chi ngân sách hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí… Kiên trì tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu các cấp các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Song song với đó, ngành Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sâu rộng; cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động và đạo đức thực thi công vụ; hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3