Phim hoạt hình “make in Vietnam” bị gian lận sở hữu trí tuệ, thiệt hại hàng triệu USD


(CHG) Hiện nay Việt Nam đã có nhiều sản phẩm sáng tạo nổi tiếng thế giới, nhưng dù các doanh nghiệp đã đăng ký đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ theo đúng quy định pháp luật của quốc gia và quốc tế, nhưng khi kinh doanh trên nền nảng YouTube vẫn bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến thiệt hại hàng triệu USD. Đây là vấn đề nóng cần được các cơ quan quản lý, các hiệp hội vào cuộc để hỗ trợ các doanh nghiệp số Việt khi vươn ra toàn cầu.
Phim hoạt hình nổi tiếng của Việt Nam bị xâm hại bản quyền
Nền kinh tế Internet đang mở ra tiềm năng rất lớn cho các startup với doanh thu được dự báo lên tới hàng chục tỷ USD vào năm 2025. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm công nghệ số của Việt Nam vươn ra toàn cầu, mở ra những tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngành truyền thông số trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok phát triển mạnh dẫn tới sự thay đổi về xu hướng, khi các tổ chức đang có sự dịch chuyển chủ động kết nối để phục vụ khách hàng. Mỗi nhà sáng tạo trên YouTube đều có cơ hội, sẵn sàng xuất bản các nội dung giải trí có thể có hàng triệu người xem trên toàn cầu.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có động lực phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy toàn cầu hoá. Các doanh nghiệp Việt sáng tạo ra những nội dung có giá trị, nằm trong top đầu của thế giới.
Song hiện không ít sản phẩm nội dung số của Việt Nam khi ra toàn cầu đã gặp phải những trường hợp tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ với các doanh nghiệp nước ngoài và phần thua thiệt đã thuộc về các doanh nghiệp Việt.

Phim hoạt hình Wolfoo “make in Vietnam” đang bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ trên YouTube.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Sconnect (doanh nghiệp Việt, sở hữu bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo) và Entertaiment One (viết tắt là EO - doanh nghiệp Anh, sở hữu bộ nhân vật hoạt hình Peppa Pig) liên tục kiện tụng nhau tại Anh, Nga và Việt Nam… về vấn đề vi phạm bản quyền. Mặc dù chưa có bất kỳ phán quyết nào kết luận Sconnect vi phạm bản quyền nhưng YouTube đã gỡ toàn bộ các video do Sconnect xuất bản trên nền tảng của mình.
Ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO của Sconnect cho biết, do YouTube thiên vị cho doanh nghiệp Anh dẫn đến Sconnect phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đối thủ EO lợi dụng kẽ hở trong chính sách của các nền tảng xuyên biên giới để cạnh tranh không lành mạnh trong vụ tranh chấp bản quyền giữa “sói Wolfoo” và “lợn Peppa”.
Wolfoo là bộ nhân vật hoạt hình do Sconnect xây dựng và phát hành trên YouTube từ tháng 6/2018, hiện các kênh nội dung về nhân vật này có 2.700 tập, thu hút 50 triệu người theo dõi, dịch ra 17 thứ tiếng, đạt 3 tỷ view mỗi tháng. Sản phẩm nổi tiếng thế giới “make in Vietnam” đang phải chịu thua thiệt trong vụ kiện tranh chấp bản quyền với bộ nhân vật hoạt hình Pepa Pig của EO.
“Mặc dù bộ nhân vật Wolfoo đã thực hiện đăng ký đầy đủ chứng nhận bản quyền hình ảnh, nhân vật, kịch bản tại Việt Nam, Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác, nhưng khi EO đánh bản quyền thì vẫn được YouTube chấp nhận, đã gây thiệt hại rất lớn cho Wolfoo về doanh thu hơn 1 triệu USD, cũng như ảnh hưởng về uy tín thương hiệu”, đại diện Sconnect cho biết.
Là một doanh nghiệp sản xuất nội dung âm nhạc với hơn 500 kênh trên các nền tảng quốc tế, đại diện Ant Group cho biết, tập đoàn này cũng gặp vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ với đối thủ bên Mỹ. Có nhiều nội dung về âm nhạc, do Ant Group sản xuất, sau đó một đơn vị nước ngoài lấy bản quyền, đăng ký giai điệu bài hát.
Ant Group chưa có giấy tờ pháp lý trên nền tảng YouTube nên mất bản quyền và không thể sản xuất nội dung về bài hát đó. Công ty đang gửi giấy phép cho YouTube nhưng YouTube yêu cầu phải có tổ chức có thẩm quyền ở Việt Nam chấp nhận quyền sở hữu trí tuệ, lúc đó mới có thể xử lý được toàn bộ vấn đề. Do đó, Ant Group mong muốn được cơ quan quản lý có thẩm quyền hỗ trợ về cấp giấy phép chứng nhận để đảm bảo về pháp lý cho sản phẩm sáng tạo.
Ông Võ Thanh Hải, Tổng giám đốc Viettel Media cũng chia sẻ: “Viettel Media đang sở hữu hàng chục nghìn giờ phim, hàng chục nghìn bài hát để kinh doanh trên online. Trên YouTube, nhiều trường hợp bị các đơn vị quốc tế đánh dấu bản quyền với nội dung do chính Viettel sản xuất. Việc phát hiện vi phạm của những đối tượng gian lận không khó, nhưng xử lý thì rất lâu và không hiệu quả”.

Khu vui chơi Wolfoo City tại Hà Nội là nơi được các em nhỏ yêu thích.
YouTube “coi thường” bản án của Nga?
Trong vụ tranh chấp giữa hai bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig, vào tháng 7/2022, các chuyên gia văn học nghệ thuật của Nga đã kết luận: “Bộ nhân vật Wolfoo không phải làm lại từ bộ nhân vật Peppa Pig”. Trên cơ sở đó, Tòa án Moscow (Nga) đã chấp thuận cho EO rút đơn kiện và ra phán quyết: “Yêu cầu Entertaiment One không được phép khiếu nại, khiếu kiện về việc Wolfoo vi phạm bản quyền của Peppa Pig nữa”.
“Nhưng sau khi tòa án của Nga ra phán quyết, YouTube vẫn chấp nhận cho EO đánh bản quyền và gỡ hơn 1.000 video của Wolfoo trên nền tảng. Điều này đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt vô cùng lớn. Trước sức ép của EO và sự thiên vị của YouTube, hoạt động của Sconnect bị gián đoạn khi phải dồn nguồn lực triển khai thủ tục pháp lý và không thể kinh doanh với đối tác. Do đó, chúng tôi rất cần sự đồng hành của các cơ quan quản lý, hiệp hội lên tiếng hỗ trợ doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp quốc tế”, ông Tạ Mạnh Hoàng nói.
Do không chịu nổi sự chèn ép của EO, giữa tháng 8/2022, Sconnect đã làm đơn kêu cứu tới 4 Bộ trưởng: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ. Trước đó, vào cuối tháng 3/2022, Sconnect đã nộp đơn lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam để khiếu nại về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của EO (vi phạm khoản 3, và khoản 4 Điều 45 Luật Cạnh tranh). 
Song cho đến nay, doanh nghiệp chưa nhận được phản hồi từ các cơ quan này.
Liên quan đến sự chậm trễ trong xử lý khiếu nại của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Tổng giám đốc Ant Group nêu ví dụ để so sánh: “Các lĩnh vực khác như xuất khẩu gạo, cá tra… gặp trở ngại khi ra nước ngoài thì có Bộ Công Thương hay các hiệp hội ngay lập tức lên tiếng hỗ trợ.
Nhưng với các công ty sản xuất nội dung số Việt Nam dù làm ra những sản phẩm tốt, mang về nguồn kiều hối lớn nhưng khi gặp khó khăn hay bị tranh chấp bản quyền, bị cạnh tranh bởi những doanh nghiệp mạnh ở nước ngoài thì không biết dựa vào đâu. Chúng tôi cảm thấy “cô đơn” trên sân chơi quốc tế và mong muốn được sự đồng hành của các cơ quan nhà nước, của các hiệp hội khi gặp khó khăn”.
Trên môi trường số khi phát sinh tranh chấp sở hữu trí tuệ, thiệt hại tính bằng giờ. Nếu xử lý bằng con đường khởi kiện ra toà án, thì chờ thắng kiện có khi sản phẩm đó đã chết rồi. Do đó, nhiều ý kiến, đề xuất cơ quan Nhà nước cần thiết lập cơ chế làm việc xử lý nhanh chóng, đây là cơ chế hoàn toàn có thể làm được để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cộng đồng sáng tạo Việt Nam.
Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, mong muốn được cơ quan Nhà nước can thiệp với Google và YouTube để đảm bảo quyền lợi là rất đúng. Nhưng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề rất phức tạp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có ý thức rõ ràng và đầu tư nhiều hơn vào nguồn lực pháp lý để bảo vệ bản quyền ngay từ đầu.
Để các doanh nghiệp Việt còn non trẻ hội nhập vào nền kinh tế Internet, rất cần có vai trò "bệ đỡ' của các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, hội quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc, đặc biệt là các vướng mắc về pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Hội Truyền thông số đề nghị YouTube, Facebook xem xét kỹ lưỡng bản án của Tòa án Moscow
Liên quan tới vụ tranh chấp giữa Sconnect và Entertaiment One (EO), ngày 14/9/2022, Sconnect đã gửi đơn tới Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài xâm hại nghiêm trọng. Ngày 11/10/2022, Hội Truyền thông số Việt Nam đã có văn bản phản hồi về kiến nghị này.
Theo đó, VDCA nêu rõ: “Trong thời gian các bên thực hiện các thủ tục pháp lý tại Anh và Việt Nam, VDCA có văn bản đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian như YouTube, Facebook và các nền tảng tương tự khác, xem xét đầy đủ hồ sơ kỹ lưỡng, khách quan; xem xét căn cứ vào quyết định trước đó của Tòa án thành phố Moscow (Liên bang Nga), không để gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chờ phán quyết của tòa án được các bên khởi kiện, khi đơn kiện chưa được tòa án tại Anh và Tòa án Việt Nam thụ lý”.
“VDCA đề nghị YouTube xem xét giữ nguyên hiện trạng khi chưa xảy ra tranh chấp, không chấp nhận cho Entertaiment One đánh bản quyền các nội dung Wolfoo của Sconnect, cũng như khôi phục toàn bộ các nội dung Wolfoo đã xóa trước đây và khôi phục quyền đăng tải các nội dung mới Wolfoo của Sconnect lên các kênh”, công văn của Hội Truyền thông số nhấn mạnh
Diễn biến vụ đại chiến bản quyền giữa “sói Wolfoo” và “Peppa Pig”
Tại Nga:

Ngày 11/01/2022, EO nộp đơn khởi kiện Sconnect tại Nga với cáo buộc: Bộ nhân vật Wolfoo là sản phẩm làm lại của bộ nhân vật Peppa Pig; đăng tải và phổ biến bất hợp pháp trên Internet các tác phẩm phái sinh - tức là các video hoạt hình Wolfoo.
Ngày 07/07/2022, sau khi có kết luận của chuyên gia nghệ thuật tại Nga là “bộ nhân vật Wolfoo không phải là phái sinh của bộ nhân vật Peppa Pig”, EO nộp đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện tại Nga.
Ngày 07/07/2022, Tòa án Nga ra quyết định chấm dứt vụ việc, tuyên bố rằng: “EO không được phép khiếu nại, khiếu kiện rằng Wolfoo là sản phẩm làm lại của Peppa Pig”.
Tại Anh:
Ngày 24/02/2022, EO gửi Đơn khởi kiện Sconnect ra Tòa án cấp cao tại Vương quốc Anh với các cáo buộc: Sconnect vi phạm bản quyền: Làm lại Bộ nhân vật Peppa Pig; sử dụng phong cách nghệ thuật của phim hoạt hình Peppa Pig (có hình ảnh ngôi nhà, bức tường, màu sắc tương tự); sử dụng các âm thanh đặc trưng của phim hoạt hình Peppa Pig (các âm cảm thán …) với danh sách 91 videos Wolfoo; cạnh tranh không lành mạnh: Gây nhầm lẫn rằng Wolfoo và Peppa Pig là cùng một chủ sở hữu tạo ra; vi phạm nhãn hiệu Peppa Pig.
Ngày 22/07/2022, tòa án Anh tiếp tục gia hạn việc xem xét yêu cầu khiếu nại thẩm quyền mà Sconnect đưa ra vào phiên điều trần tháng 11/2022 với lý do vụ việc có nhiều vấn đề cần xem xét để xác định tòa án Anh có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc hay không. Tức là đơn kiện của EO tại Anh chưa được tòa án thụ lý và chưa có giá trị pháp lý.
Tại Hà Nội:
Ngày 19/8/2022, Sconnect đã nộp đơn khởi EO ra TAND TP. Hà Nội. Trong đơn khởi kiện và các tài liệu gửi tới TAND TP Hà Nội, Sconnect tố cáo EO sử dụng trái phép nhãn hiệu Wolfoo trong các video Peppa Pig (đây là hành vi vi phạm điểm b, khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ); đồng thời đề nghị toà xem xét phán quyết buộc EO phải chấm dứt các hành vi vi phạm nhãn hiệu và đăng công khai xin lỗi Sconnect trên 3 tờ báo quốc tế. Trong vụ kiện này, ngày 28/9/2022, TAND TP. Hà Nội đã có tiến hành phiên hòa giải đầu tiên, xong phía EO không có đại diện tham gia.
Ngày 15/9/2022, Sconnect tiếp tục gửi đơn khởi kiện EO lên TAND TP. Hà Nội vì hành vi xâm hại quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phim hoạt hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Wolfoo. Đây là vụ kiện thứ 2 Sconnect khởi kiện EO tại TAND TP. Hà Nội.
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3