(CHG) Hiện nay trên Internet đang có hàng nghìn trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong đó có nhiều nội dung đăng bài không đúng quy định, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền. Tình trạng vi phạm bản quyền đang ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD.
Xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra như “cơm bữa". Ảnh minh họa
Xâm phạm sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm về bảo hộ, quản lý hành chính về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ thể đang nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ và ảnh hưởng đển công tác quản lý xã hội.
Với lợi nhuận lớn từ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ mang lại, nên ngày càng nhiều đối tượng, tổ chức bất chấp việc trái pháp luật để tổ chức thực hiện hành vi này. Với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô ngày càng lớn. Xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống tiêu dùng, sức khỏe người dân, khiến doanh nghiệp sản xuất chân chính lâm vào tình cảnh điêu đứng.
Tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ xuất hiện hầu hết trong mọi ngành hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp, đặc biệt trên không gian Internet.
Tại buổi Tọa đàm khoa học “Chuyển đổi số: Phòng chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trong giao dịch thương mại điện tử” do Viện Kỹ thuật chống hàng giả tổ chức, TS. Khổng Quốc Minh, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Với số lượng người dùng khổng lồ và khó kiểm soát, đã và đang tạo ra nhiều kẽ hở cho hành vi giả mạo nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gia tăng. Quyền sở hữu trí tuệ được coi là một công cụ đắc lực phát triển hoạt động thương mại trên nền tảng kinh tế kỹ thuật số.
Việc sử dụng hợp lý các quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử mang lại lợi thế vượt trội cho các doanh nghiệp như gia tăng lượng bán, mở rộng và duy trì thị phần và dễ dàng đưa hàng hóa/dịch vụ mới ra thị trường, qua đó giúp họ tăng trưởng doanh thu và khả năng sinh lời; tăng cường sự trung thành của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; đồng thời, là công cụ pháp lý để phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Toàn cảnh Tọa đàm khoa học “Chuyển đổi số: Phòng chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trong giao dịch thương mại điện tử”.
Theo số liệu thống kê, hiện tình trạng vi phạm bản quyền số đang ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép trong năm 2020 tăng lên 15,5 triệu, làm thất thoát 348 triệu USD.
Sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã làm cho các cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn trong việc phát hiện hành vi vi phạm để xử lý, gây tác động tiêu cực đến toàn xã hội.
Các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như sử dụng công nghệ cao làm người tiêu dùng và cơ quan chức năng khó phát hiện. Các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển dịch từ phương thức truyền thống sang phương thức thương mại điện tử thông qua các mạng xã hội như facebook, zalo... không có giới hạn địa lý.
Bà Ngô Phương Lan – Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam cho biết, vi phạm sở hữu trí tuệ gây tác động nặng nề đến các nhà làm phim. Chẳng hạn như phim Cô Ba Sài Gòn vừa ra mắt đã bị ăn cắp bản quyền. Phim Bố Già của Việt Nam vừa ra mắt cũng bị các trang web phim vi phạm bản quyền. Mặc dù trang web Phimmoi đã bị khởi tố, nhưng chưa bị xử lý nên chưa thể răn đe những hành vi ăn cắp bản quyền tương tự.
Đại diện Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng có thống kê cho rằng, mỗi tháng có hơn 300.000 vi phạm về sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng. Do tính ẩn danh của người bán hàng online, nên người tiêu dùng không biết đâu mà kiện khi gặp vấn đề về mua hàng online. Cùng với đó, việc kiểm tra hàng thật hàng giả rất khó khăn, bởi các trang bán hàng online thường lấy ảnh của trang bán hàng chính hãng nhưng lại bán hàng giả, hàng nhái.
Một thực tế đang diễn ra là do không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, nên nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị đánh cắp tại nước ngoài, như nước mắm Phú Quốc, Vinataba, Vinamits, Café Trung Nguyên… bị các đối tác nước ngoài đăng ký tên miền, đánh mất thương hiệu tại một số quốc gia lớn và phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc để giành lại thương hiệu ở một số thị trường, nhưng vẫn lao đao trong việc giữ vững thương hiệu của mình.
Điển hình như Công ty FPT cũng phải sang Mỹ đàm phán, mua lại tên miền của chính mình để có thể hoạt động tại Mỹ. Đây là những bài học đắt giá cho doanh nghiệp trong việc đăng ký bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình.
Thời gian qua, Cục phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã nhận được nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung, đa số là các nội dung về giải trí như bóng đá, phim, game show, ca nhạc… Các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che dấu thông tin chi tiết, thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.
Điều này cần một giải pháp phối hợp để triển khai công tác rà quét hành vi vi phạm bản quyền, lập hồ sơ và triển khai các biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản quyền cho chủ sở hữu hợp pháp nội dung số trên không gian mạng.
Chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt nam, ông Phạm Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm Bản quyền Nội dung số Việt Nam cho biết, hiện nay việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng, nội dung bị vi phạm thuộc sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.
Các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến như: thực hiện livestream, phát trực tiếp trên mạng xã hội hoặc website; copy nguyên trạng nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sử các video, sau đó đăng tải trái phép trên internet. Tính đến tháng 6/2022, Trung tâm đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến 500 website vi phạm bản quyền.
(Còn tiếp)
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết