Sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa


Căn cứ Công văn số 178/VPTT-TH ngày 11/9/2023 V/v báo cáo sơ kết 01 năm  thực hiện kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia;
Căn cứ tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Quỹ chống hàng giả (Quỹ ACF) và Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại (Tạp chí).
Quỹ ACF báo cáo kết quả sơ kết 01 năm thực hiện kế hoạch số 92/KH-BCĐ 389 ngày 13/9/2022 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, như sau.
I/ Tình hình và kết quả 1 năm thực hiện kế hoạch số 92/KH-BCĐ389
      Quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ do Ban chỉ đao 389 quốc gia giao cho Quỹ ACF tại kế hoạch số 92/KH-BCĐ389. Hội đồng quản lý Quỹ ACF đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Quỹ ACF và Tạp chí, kết quả cụ thể:
   1. Đối với cơ quan Quỹ ACF:
      - Quỹ đã đồng hành, phối hợp cùng doanh nghiệp, các tổ chức, hiệp hội nghiên cứu, hỗ trợ các giải pháp Blockchain, Tem truy xuất nguồn gốc chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng;
      - Tăng cường thông tin tuyên truyền cho người dân cách nhận biết về hàng thật - hàng giả, về hậu quả, tác hại của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...; đồng thời tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ tài chính, tài sản, vật chất cho Quỹ ACF, tạo nguồn lực hỗ trợ cho công tác phòng, chống hàng giả và gian lận thương mại.
      - Trước thực trạng vấn nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… vẫn diễn ra phức tạp. Quỹ ACF thường xuyên duy trì 02 số tổng đài 1900.066.689 và 0971.736.789 để tiếp nhận thông tin chống hàng giả. Qua đó đã tiếp nhận được 568 nguồn tin do người tiêu dùng và doanh nghiệp phán ánh về 1 số cơ sở, cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có dấu hiệu sản xuất hàng giả, hàng nhái và kinh doanh, buôn bán nhiều sản phẩm hàng hóa nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bắt buộc phải thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP tại các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống, chợ đầu mối, tuyến phố, các sàn thương mại điện tử, chợ online trên địa bàn cả nước; 1 số tin phản ánh về 1 số tổ chức, cá nhân doanh nghiệp nhập khẩu sau khi thực hiện thủ tục thông quan, hàng hóa được chuyển về kho lưu giữ, nhưng khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị trường Việt Nam, không thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại điều 10 khoản 2 điểm c (c2) nghị định 111/2021/NĐ-CP và một số tin phản ánh về tình hình sai phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng…vẫn diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước (đã nêu trong báo cáo sơ kết 6 tháng).
    2. Đối với Viện Kỹ thuật chống hàng giả, gian lận thương mại và Tạp chí điện tử.      
        Ngày 15/9/2022, Quỹ ACF đã ban hành công văn số 365/CV-ACF giao Viện Kỹ thuật Chống hàng giả, Gian lận thương mại chỉ đạo Tạp chí, khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch số 92/KH-BCĐ 389, theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tôn chỉ, mục đích và giấy phép hoạt động của Tạp chí.    
       a) Về thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa và tham gia phản biện xã hội về Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại.
           Tạp chí đã phân công trách nhiệm cho các phóng viên  phối hợp chặt chẽ với Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, như: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát biển, Tổng cục Quản lý Thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, lực lượng công an các cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, các hiệp hội, hội ngành nghề... trao đổi, chia sẻ thông tin. Ngoài việc khai thác, trích dẫn các tin bài của các báo, tạp chí bạn, Tạp chí đã chủ động biên tập tin bài (kèm theo hình ảnh, video) đăng tải trên Tạp chí phản ánh sinh động, kịp thời tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban chỉ đạo 389 QG và các lực lượng chức năng trên phạm vi cả nước; các biểu hiện tiêu cực và những bất cập, khó khăn trong hoạt động của các cơ quan chức năng.
         Kết quả: Từ ngày 15/9/2022 đến ngày 10/10/2023, Tạp chí đã thực hiện đăng tải được 2.780 tin, bài. Trong đó, các bài viết tập trung tuyên truyền công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về các lĩnh vực: Pháo nổ, vật liệu nổ: 313 tin bài; Buôn lậu thuốc lá: 262 tin bài; Thuốc lá điện tử: 27 tin bài; Đường nhập lậu: 274 tin bài; Kinh doanh xăng dầu, buôn lậu xăng dầu: 147 tin bài; Vận chuyển khoáng sản vi phạm quy định pháp luật: 29 tin bài; khai thác vận chuyển cát có dấu hiệu vi phạm: 38 tin bài; Phân bón giả, kém chất lượng: 76 tin bài; Thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng: 53 tin bài; Buôn bán động vật hoang dã, vận chuyển gỗ lậu: 105 tin bài; Dược phẩm giả, kém chất lượng: 196 tin bài; Mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng: 213 tin bài; Kinh doanh Thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm: 116 tin bài; Vật tư y tế: 24 tin bài; Buôn lậu vàng: 32 tin bài; Vận chuyển tiền qua biên giới: 07 tin bài; Vận chuyển ngoại tệ trái phép: 08 tin bài. Ngoài ra, Tạp chí còn có nhiều tuyến bài viết về các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh buôn bán hàng hóa tiêu dùng, vật liệu xây dựng, sản phẩm nông sản… bị làm giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng đã được các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Nhằm tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước để người dân nắm bắt và hiểu biết, tránh vi phạm.
         Đặc biệt, Tạp chí đã cử phóng viên tác nghiệp thực tế (theo tin báo, tố giác giác của người tiêu dùng và doanh nghiệp gửi đến Tổng đài tiếp nhận thông tin chống hàng giả của Quỹ ACF). Trên cơ sở kết quả ghi nhận những dấu hiệu sai phạm, phóng viên đã có nhiều tuyến bài viết phản ánh, bám sát nội dung tố cáo của người dân, doanh nghiệp về các vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa có dấu hiệu gian lận thương mại… (kèm theo video, hình ảnh các sản phẩm hàng hóa sai phạm) và đã được đăng tải trên Tạp chí.
          b) Về thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống hàng giả và gian lận thương mại.
         Tạp chí đã phân công phóng viên chuyên trách phối hợp chặt chẽ với Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Cảnh sát biển… để phối hợp trích dẫn nguồn, kịp thời đăng tải tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan chức năng về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thưng mai và hàng giả. Nhằm hướng tới mục tiêu: tạo nguồn khai thác, tìm kiếm các loại tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, chuyên đề về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng cho các lực lượng chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng khi cần.
       Kết quả: Tạp chí đã đăng tải 245 tin bài tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mai và hàng giả và các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 QG, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng trên trang tin của Tạp chí, như: Chương trình, kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết nguyên đán Quý Mão 2023; kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 “về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa”; Công điện số 871/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, biên giới đất liền…
 II. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch
      1. Việc đồng hành, phối hợp trao đổi, chia sẻ thông tin của các cơ quan chức năng với Tạp chí để phục vụ công tác tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản, kế hoạch chỉ đạo, cũng như kết quả điều tra, bắt giữ, xử lý về hàng giả, gian lận thương mại..., còn hạn chế và chưa kịp thời.
      2. Nhiều thông tin mang tính phát hiện về hành vi buôn lậu, gian lận thương mai và hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ của Quỹ ACF và Tạp chí đã đăng tải, nhưng chưa được các đơn vị, cơ quan chức năng xem xét, xử lý, như;
         Sau khi đăng tin, bài, Tạp chí đã gửi công văn đến các cơ quan chức năng để trao đổi chia sẻ thông tin, cơ bản đã được cơ quan chức năng tiếp nhận xem xét và tiến hành thanh kiểm tra, bắt giữ xử lý các cửa hàng, shop có hành vi vi phạm.
         Tuy nhiên, kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý một số vụ việc chưa tương xứng với số lượng hàng hóa sai phạm theo ghi nhận, phản ánh của Tạp chí và chưa triệt để; sau khi xử lý chưa có thông báo chia sẻ kết quả kịp thời cho Tạp chí để thông tin cho người tiêu dùng; hoặc còn một số trường hợp Tạp chí gửi công văn đến cơ quan chức năng trao đổi thông tin, nhưng chưa có sự quan tâm tiếp nhận, xử lý thông tin một cách nghiêm túc và không nhận được sự phản hồi.
       Công tác hậu kiểm của các cơ quan chức năng cũng chưa được quan tâm đúng quy định, cụ thể như: hiện nay trên một số địa bàn, nhiều hệ thống cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có nhiều dấu hiệu vi phạm về nhãn hàng hóa, vi phạm về bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu (đã có kết luận và xử lý vi phạm của cơ quan chức năng). Tuy nhiên, tại những hệ thống này vẫn tiếp tục kinh doanh các loại hàng hóa nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, như: Hệ thống Suri Store; hệ thống Koni39; Hệ thống cửa hàng đồ sơ sinh Ếch Cốm, phố Nguyễn Sơn...(Hà Nội); Chợ Kim Biên; chợ Bình Tây; trung tâm thương mại Sài Gòn Square; trung tâm thương mại Taka... (tp Hồ Chí Minh). Trong đó có những đơn vị đặc biết lớn như: hệ thống Koni 39, có hệ thống cửa hàng khắp cả nước, với hơn 4.000 mã sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trong đó (theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí, người quản lý của hệ thống này cho biết có tới 40% hàng hóa được xách tay từ nước ngoài về).
III. Kiến nghị
    1. Trước thực trạng các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang quảng cáo, công khai bày bán rộng rãi các sản phẩm hàng hóa nước ngoài, không có tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các cửa hàng, shop, siêu thị, sàn thương mại điện tử, chợ online, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trà trộn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại. Kính mong các cơ quan chức năng thường xuyên, định kỳ, đột xuất tổ chức các đợt thanh tra, kiêm tra liên ngành, thanh tra toàn diện hoặc theo chuyên đề và tái kiểm đối vơi những cửa hàng, shop, siêu thị… đã bị xử lý sai phạm để kịp thời phát hiện, trấn chỉnh những hành sai phạm và điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của ngườu tiêu dùng, cũng như quyền lợi của doanh nghiệp XNK chấp hành đúng pháp luật.
    2. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nói chung cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh đối với các mặt hàng đòi hỏi kinh doanh có điều kiện và cơ quan chuyên trách có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường (QLTT, CA) tiến hành thanh, kiểm tra, xử lý, trấn chỉnh kịp thời các hành vi sai phạm trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hóa đòi hỏi có điều kiện, như: Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, …
      Nghiên cứu xem xét: Điều chỉnh quy định việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những hàng hóa đòi hỏi sản xuất, kinh doanh có điều kiên chỉ khi nào tổ chức, cá nhân doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định thì mói được cấp phép kinh doanh đối với loại hàng hóa đó.
     3. Đề nghị các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng các sản phẩm hàng hoá tăng cường kiểm tra, kết hợp hậu kiểm để đảm bảo hàng hóa lưu thông trên thị trường luôn đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả và cần ban hành quy định tiêu chuẩn chất lượng tem chống hàng giả và quy định bắt buộc đối với hàng hóa nhập khầu và sản xuất trong nước đảm đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng theo quy định mới được dán tem chống hàng giả.
     4. Đề nghị các lực lượng chức năng cần làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, không để cán bộ vi phạm đạo đức công vụ, bảo kê biến tướng “bí mật thông báo trước cho đối tượng bị kiểm tra hoặc bằng cách nào đó làm lộ kế hoạch thanh kiểm tra cho đối tượng có dấu hiệu sai phạm bị kiểm tra biết trước” gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kiểm tra.
      5. Là cơ quan tuyên truyền hoạt động trong lĩnh vực báo chí, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp, đồng hành hợp tác, hỗ trợ cung cấp thông tin của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 GQ và các cơ quan chức năng để Tạp chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền và tham gia phản biện xã hội về Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại.
         Trên đây là báo cáo kết quả 01 năm thực hiện kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia “về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địacủa Quỹ ACF. Kính báo cáo Văn phòng thường trực BCĐ 389 QG tổng hợp và tham mưu chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- VPTT BCĐ 389QG (b/cáo);
- Chủ tịch HĐQL Quỹ;
-Tạp chí KTCHG;
- Lưu Quỹ ACF.
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ  ACF
CHỦ TỊCH
 
 
(đã ký)
 
              
Nguyễn Đức Lợi
Còn lại: 1000 ký tự
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
2
2
2
3