Thủ tướng Chính phủ quan tâm tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương


(CHG) Ngay sau khi vừa kết thúc đợt nghỉ Tết Giáp Thìn-2024,Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã về thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng-Nhà nước đối với một tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của miền Bắc và cả nước.
Tại xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm khu sản xuất mạ khay và cánh đồng gieo sạ bằng máy, động viên nông dân sản xuất lúa vụ Đông Xuân. Đây là mô hình cấy lúa công nghệ mới tại Hải Dương. Mạ được gieo trong các khay nhựa chuyên dụng, sau đó chuyển lên máy cấy.
Sau 3 năm Trung tâm Khuyến nông Hải Dương triển khai thực hiện dự án thí điểm này, đến cuối năm 2023, tỉnh đã gieo cấy được trên 1.000ha lúa theo mô hình này. Theo tính toán, với phương thức canh tác này, đã giúp tăng năng suất lao động trên 16 lần, giảm 30% lượng hạt giống và 1 lần phun thuốc bảo vệ thực vật. Năng suất lúa cao hơn sản xuất đại trà từ trên 2,4% - gần 7%, giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 41,9 - 66,6% so với sản xuất lúa ngoài mô hình.

Thủ tướng thăm khu vực sản xuất mạ khay
Thực tế cho thấy, bà con nông dân tại xã Hưng Long cũng tích cực ứng dụng các công nghệ, giải pháp mới, cơ giới hóa trong sản xuất, như phun thuốc, bón phân bằng các thiết bị bay không người lái, từ đó giúp hình thành các "cánh đồng không dấu chân". Theo bà con nông dân cho biết, do ứng dụng phương thức sản xuất tiên tiến, mạng lại hiệu quả cao, nên thu nhập bình quân đầu người trong xã hiện đã được nâng lên 68,9 triệu đồng/người/năm. Đời sống, bộ mặt nông thôn những năm gần đây đổi thay từng ngày, ai ai cũng phấn khởi. Nhất là năm nay khi được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp về thăm hỏi, động viên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng hợp tác xã mạ khay – máy cấy Thái Long đã hoạt động hiệu quả, được nông dân trong xã tín nhiệm; phấn khởi khi bà con đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, giảm chi phí, bớt lao động nặng nhọc, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất. Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp, gợi ý việc hình thành các hợp tác xã chuyên môn (chuyên về từng khâu trong sản xuất) và liên kết, hỗ trợ nông dân, phát triển kinh tế chia sẻ. Trong quá trình này phải luôn thay đổi cách nghĩ, cách làm, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư phát triển hạ tầng để giảm chi phí logistics.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị từng cấp xã, huyện, tỉnh phải sâu sát, nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân theo thẩm quyền, với các vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tích cực cùng người nông dân đề xuất các chính sách từ cơ sở thực tiễn.
Trước vướng mắc hiện nay của mô hình hợp tác xã mạ khay - máy cấy Thái Long là chưa được bố trí diện tích đất sản xuất, phải đi thuê, mượn đất, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan cần sớm nghiên cứu giải quyết, bố trí đất đai phù hợp cho mô hình canh tác mới. Thủ tướng gợi ý có thể bố trí từ 5-10% diện tích đất lúa cho diện tích mạ khay và sau đó có thể cấy lúa trên chính diện tích đất gieo mạ này. Chính quyền địa phương phải nghiên cứu hình thức hỗ trợ phù hợp, vận dụng hình thức hợp tác công tư trên tinh thần hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ.
Sau khi nghe báo cáo về tình hình sản xuất và ứng dụng cơ giới hóa trong gieo cấy lúa, mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất lúa (cánh đồng không dấu chân), tại đây Thủ tướng đã xuống đồng trực tiếp điều khiển máy cấy để cấy lúa trên cánh đồng, trong tiết trời có mưa xuân nhẹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính điều khiển máy cấy mạ khay cùng Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng.
Trong chuyến thăm đầu xuân mới này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về thăm vùng sản xuất cà rốt xuất khẩu tập trung của xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng; thăm cơ sở sơ chế, đóng gói cà rốt tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính.
Theo báo cáo của địa phương, để có đủ cà rốt phục vụ xuất khẩu, nông dân xã Đức Chính còn đi nhiều địa phương khác thuê đất trồng cà rốt. Toàn bộ cà rốt trồng tại xã và ở nơi khác đều được đưa về nhà máy ở xã để sơ chế, phân loại, đóng gói phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Thủ tướng Chính phủ đã xuống đồng trực tiếp thu hoạch cà rốt cùng nông dân, nói chuyện, động viên bà con…

Thủ tướng Phạm Minh Chính  tham gia thu hoạch cà rốt với bà con xã Đức Chính (Cẩm Giàng)
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã biểu dương mô hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà rốt của xã Đức Chính, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp và địa phương cần đầu tư chế biến sâu, tự động hóa nhiều hơn để nâng cao chất lượng, giảm giá thành và tạo sự cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm. Thủ tướng gợi ý hợp tác xã có thể vay thêm vốn với sự hỗ trợ của ngân hàng; cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện, xã vào cuộc cùng người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã nhiều hơn nữa, xây dựng các nhà máy hiện đại hơn, công nghệ cao hơn, quy mô lớn hơn; đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và xanh hóa, số hóa sản xuất. 
Thủ tướng cho rằng, tỉnh Hải Dương có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt, vì vậy đề nghị Hải Dương cần tập trung chuyển đổi và phát triển các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu của các thị trường, trong đó có các thị trường khó tính nhất, xây dụng thương hiệu bằng “CHỮ TÍN” cho sản phẩm cà rốt Đức Chính-Hải Dương
Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu quảng bá, xúc tiến thương mại, quy hoạch vùng nguyên liệu, chủ động mời gọi, kết nối, giúp đỡ các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm cho người dân, đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, ngân hàng và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, thúc đẩy nông nghiệp phát triển ổn định, xanh, bền vững, giúp bà con nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Thủ tướng mong muốn, Hải Dương tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trên tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp; đồng thời thực hiện các giải pháp thúc đẩy các chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia, hướng tới tỉnh có nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Trưởng Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp cắt băng xuất khẩu lô hàng cà rốt đầu năm mới Giáp Thìn 2024 đi các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu.
Báo cáo của tỉnh Hải Dương cho thấy, năm 2023 tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản của tỉnh đạt 22.542 tỷ đồng (theo giá cố định 2010, tăng 4,08% so với năm 2022); giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản năm 2023 đạt 198,6 triệu đồng/ha, dự tính năm 2025 có thể đạt 215 triệu đồng/ha.
Hải Dương là tỉnh có thế mạnh sản xuất cây rau vụ đông, giá trị sản xuất cây vụ Đông đạt 223,5 triệu đồng/ha cao gấp hơn 2,2 lần các tỉnh phía bắc. Năm 2024, tỉnh Hải Dương phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp tăng 2,5% so với năm 2023; giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 205 triệu đồng.

Thủ tướng mừng tuổi cho bà con nông dân
Cũng trong  chuyến thăm và làm việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nghe báo cáo về quy hoạch Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương với diện tích 5.300ha tại 2 huyện Bình Giang và Thanh Miện.
Còn lại: 1000 ký tự
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3