(CHG) Luật giao dịch điện tử số 20/ 2023/QH15 có hiệu lực từ 01/7/2024 cùng với nghị định thương mại điện tử sẽ tác động tới chính sách thúc đẩy tăng trưởng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong năm 2025. Thương mại điện tử (TMĐT ) Việt Nam hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 18 - 20% doanh thu từ các giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong năm 2024. Dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT có thể đạt 45 tỷ USD, đứng top 3 Đông Nam Á.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2024, thị trường TMĐT từ giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) đã hoàn thành mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
Báo cáo từ Amazon Global Selling Việt Nam, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tăng 50% và số lượng đối tác bán hàng tăng 40%. Tổng quan TMĐT xuyên biên giới đã tăng trưởng 28,5% so với năm trước.
Việt Nam thuộc top đầu thế giới và khu vực với tốc độ tăng trưởng TMĐT trong top 10 của thế giới.
Thống kê cho thấy, Việt Nam thuộc top đầu thế giới và khu vực với tốc độ tăng trưởng TMĐT trong top 10 của thế giới; quy mô TMĐT 20,5 tỷ USD năm 2023; quy mô kinh tế số 30 tỷ USD, top 3 Đông Nam Á. Dự kiến, TMĐT sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
Hiện quy mô thị trường TMĐT chiếm 2/3 giá trị kinh tế số của cả nước và giúp Việt Nam lọt top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Cùng với sự gia nhập của các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu, Shein, thị trường TMĐT Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về thuế từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Tổng số thuế từ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TMĐT trong 11 tháng đầu năm 2024 đã đạt khoảng 108.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tốc độ tăng trưởng này không chỉ thể hiện sự phát triển của ngành TMĐT mà còn chứng minh rằng Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp nước ngoài.
Bên cạnh đó, thị trường TMĐT trong nước cũng chứng kiến sự lớn mạnh của các sàn như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo. Với sự gia tăng mạnh mẽ từ các nền tảng này, dự báo thị trường TMĐT Việt Nam sẽ vượt mốc 25 tỷ USD vào cuối năm 2024 và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2025.
Thị trường TMĐT trong nước cũng chứng kiến sự lớn mạnh của các sàn như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo.
Tuy nhiên, TMĐT tăng trưởng mạnh cũng là lúc công tác quản lý Nhà nước đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là việc phát hiện, xử lý hàng gian, hàng giả.
Một trong những điểm nhấn trong hoạt động kiểm tra kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường trong năm 2024 được thể hiện qua việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trên môi trường TMĐT.
Bên cạnh đó, một số sàn TMĐT tử xuyên biên giới chưa được giám sát, kiểm soát chặt chẽ cũng khiến hàng hóa từ các nước lân cận được tiêu thụ tại thị trường trong nước, ảnh hưởng đến hàng hóa nội địa.
Ngoài ra, nhiều hoạt động bán hàng trên các ứng dụng mạng xã hội chưa được quản lý, thống kê vào số liệu tiêu thụ trong nước. Việc này khiến số liệu thống kê chưa phản ánh đúng sức mua của người dân.
Vì vậy, Bộ Công Thương cho biết họ đang nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử. Đồng thời, cơ quan này sẽ tăng phân cấp, quyền trong quản lý Nhà nước và giám sát, thanh tra vi phạm, đặc biệt với nền tảng số xuyên biên giới.
Nguồn: Bộ Công Thương
0
Tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024
(CHG) Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội vừa tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024. Đây là dịp để biểu dương, động viên những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.
Xem chi tiết