Ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo đảm bảo an toàn sản xuất trong mọi tình huống


​(CHG) Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xanh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đổi mới và thúc đẩy phát triển KHCN; ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hoá vào sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng tiết giảm nhân công lao động trực tiếp, tăng năng suất lao động, tăng mức độ an toàn; tối ưu hóa quá trình hoạt động của các thiết bị trong sản xuất tại các đơn vị.

Ngành Than đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào khai thác, sản xuất kinh doanh. (Trong ảnh: Cán bộ, công nhân Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin kiểm tra hoạt động của máy đào lò EBH-45)
Sáng tạo, làm chủ công nghệ tiên tiến
Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin là một trong những đơn vị sản xuất than hầm lò lớn của TKV với sản lượng khai thác hầm lò hàng năm khoảng 3 triệu tấn, chiếm từ 10-15% tổng sản lượng than khai thác hầm lò của toàn Tập đoàn. Trong đó, sản lượng than khai thác từ khu vực vỉa dốc trên 45 độ luôn duy trì từ 0,8-1,2 triệu tấn. Trước đây, để khai thác các khu vực vỉa dốc, Công ty chủ yếu áp dụng 2 sơ đồ công nghệ khai thác chính: Khai thác chia lớp ngang nghiêng hoặc chia lớp bằng và công nghệ khai thác buồng - lò thượng. Thực tế sản xuất cho thấy, 2 sơ đồ công nghệ khai thác cơ bản đáp ứng yêu cầu của mỏ, song sản lượng và năng suất lao động còn hạn chế, chi phí mét lò chuẩn bị cao, tổn thất than lớn, đặc biệt là điều kiện làm việc, mức độ an toàn lao động còn hạn chế.

Giám sát hoạt động sản xuất qua hệ thống camera tại Trung tâm Điều hành sản xuất tập trung, Công ty CP Than Hà Lầm.
Nhằm từng bước hiện đại hóa mỏ than, tiến tới mục tiêu thông minh hóa trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy tối đa hiệu suất lao động, chiến lược “3 hóa” (cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa) đã và đang được các đơn vị ngành Than quan tâm đẩy mạnh vào hoạt động sản xuất và quản lý.
Tại mỏ Hà Lầm, Công ty CP Than Hà Lầm - nơi đang khai thác xuống mức -300m, "bộ não" của mỏ là Trung tâm Điều hành sản xuất tập trung, với hệ thống camera quan sát từ mặt bằng cho tới hầm lò, điều khiển, giám sát tập trung hệ thống băng tải, điện năng, hầm bơm, quan trắc nước thải,... thông tin liên lạc kết nối toàn bộ công trường, phân xưởng để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Lò chợ cơ giới hóa đồng bộ 600.000 tấn than/năm của Công ty CP Than Hà Lầm
Coi công nghệ là giải pháp tiên quyết để nâng cao giá trị than, trong chiến lược phát triển của mình, đối với các mỏ hầm lò, ngành Than đã tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệ khai thác hiện đại, như: Hệ thống khai thác than lò chợ cơ giới hóa đồng bộ có công suất 600.000-1,2 triệu tấn/năm; lò chợ chống bằng giàn mềm có công suất từ 150.000-220.000 tấn/năm và nhiều lò chợ chống bằng cột thủy lực đơn, giá khung, giá xích có công suất từ 100.000-250.000 tấn/năm. Việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác than đã góp phần gia tăng sản lượng lò chợ 2-3 lần, năng suất lao động tăng 3-5 lần. Cùng với đó, cơ giới hoá, tự động hoá cũng được đẩy mạnh áp dụng vào các khâu thông gió và kiểm soát khí mỏ, thoát nước trong hầm lò giúp cải thiện điều kiện làm việc và an toàn cho người lao động.

Công nhân vận hành xe khoan đa năng tại Phân xưởng KT12, Công ty Than Nam Mẫu. Ảnh: Quốc Khương
Tự động hoá, tin học hoá cũng được các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh và công tác quản lý điều hành. Tiêu biểu là hệ thống mạng hạ tầng truyền thông số tốc độ cao; các trung tâm điều khiển giám sát tập trung hiện đại có khả năng bao quát toàn mỏ và điều khiển tập trung; các phần mềm ứng dụng hoá đơn điện tử; phần mềm quản lý, dự báo tâm lý an toàn, sức khoẻ cho người lao động mỏ hầm lò; hệ thống giám sát lưu chuyển than. Qua đó, ngành Than đã khẳng định vị trí vững vàng, sẵn sàng cho việc đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp, đồng thời góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Sử dụng máy siêu âm thành lỗ khoan thăm dò tại Công trường Khai thác than, Công ty Than Hòn Gai.

Công nhân Công ty CP Than Đèo Nai áp dụng phần mềm nhật lệnh trực tuyến trong hoạt động điều hành sản xuất.
Đối với tự động hóa, Tập đoàn sẽ triển khai các hệ thống tự động hóa giám sát, điều khiển cục bộ tại các đơn vị sản xuất. Cùng đó, xây dựng các hệ thống giám sát điều khiển tập trung đồng bộ, tích hợp tại các đơn vị. Đến năm 2025, một số mỏ đạt mức tự động hóa cao, có thể điều khiển và giám sát từ xa tại phòng điều khiển tập trung; giám sát quá trình vận hành một số dây chuyền sản xuất chính mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài việc xây dựng một số công đoạn sản xuất vận hành không người trực, áp dụng tự động hóa gắn với sản xuất thông minh dựa trên nền tảng số hoá, Tập đoàn sẽ ứng dụng các công nghệ Robotics, In 3D, máy tự học, các thuật toán chẩn đoán, thiết bị tăng cường thực tế ảo trong một số dây chuyền sản xuất sản phẩm. Đồng thời, tuyển dụng, thu hút đào tạo lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật tự động hóa chất lượng cao làm nòng cốt vận hành, sửa chữa và quản lý các mỏ và nhà máy. Mục tiêu cao nhất là nâng cao sản lượng khai thác, giảm tổn thất than, đảm bảo an toàn cho người lao động và xanh hóa môi trường để phát triển bền vững trong tương lai.
Còn lại: 1000 ký tự
Dự án Khu du lịch Hồ Bể thị xã Vĩnh Châu: Thị xã Vĩnh Châu làm việc với Tập đoàn IBM Land

(CHG) Sáng ngày 18/6/2024, đã diễn ra buổi làm việc giữa Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Ibm Land Châu Á Thái Bình Dương (viết tắt là Tập đoàn IBM) và chính quyền thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng). Buổi làm việc này nhằm bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất về những dự án mà Tập đoàn IBM đã và đang đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó, quan trọng nhất là dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Bể nằm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.

Xem chi tiết
PHÁT TRIỂN THẾ HỆ KẾ CẬN CÙNG CHƯƠNG TRÌNH NEXT GEN

​(CHG) Tạo điều kiện để tư vấn, giáo dục tài chính cho con hội viên Techcombank Private và Techcombank Priority, Techcombank triển khai chương trình Next Gen với những đặc quyền dành riêng cho phân khúc khách hàng ưu tiên.

Xem chi tiết
​Báo chí cách mạng Việt Nam - trăm năm vẹn tròn sứ mệnh

99 năm đồng hành cùng lịch sử đất nước, Báo chí cách mạng Việt Nam đã thể hiện được vai trò, vị thế, sứ mệnh của mình; tạo nền tảng cho tự do thông tin công khai, minh bạch và truyền tải thông tin chính xác đến với người dân, cũng như bảo vệ nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trường tồn và hưng thịnh.

Xem chi tiết
Tạo dựng thị trường bền vững cho sản phẩm OCOP Đắk Lắk

(CHG) Sau gần 6 năm thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Từ sản phẩm chỉ bán trong nước, những sản phẩm OCOP này đã bắt đầu vươn ra thế giới, góp những nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Xem chi tiết
Ngân hàng và ngành dệt may cùng kiến tạo giải pháp ‘win-win’

(CHG) Thay đổi là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh các nhà nhập khẩu quốc tế đòi hỏi tiêu chuẩn ngày một cao hơn. Mặc dù thích ứng linh hoạt trong thời gian qua, ngành dệt may vẫn cần nguồn “trợ lực” quan trọng mạnh dạn theo đuổi nhu cầu ESG và cùng “win-win” với các định chế tài chính.

Xem chi tiết
2
2
2
3