(CHG) Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân (ngày 19/3) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Lô hàng này có số lượng 20 tấn. Nguyên liệu mía xuất khẩu được thu mua tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Sản phẩm mía được vận chuyển lên xe, niêm phong và đưa đi xuất khẩu.
Trải qua gần 6 tháng đàm phán trực tiếp với phía doanh nghiệp Hoa Kỳ, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân đã nỗ lực tìm những giải pháp để khắc phục khó khăn, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của đối tác và đã ký được hợp đồng xuất đơn hàng đầu tiên với số lượng gần 20 tấn.
Mía trắng do Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân trực tiếp thu mua, sơ chế, đóng gói và được Công ty TNHH Phát triển thương mại và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import tại Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về hồ sơ giấy tờ, logistics.
Đáng chú ý, đi cùng lô mía này còn có 10 máy ép nước mía. Chi tiết này cho thấy, dù sản phẩm mới bắt đầu từ nơi sản xuất nhưng đã định hình rõ về cách thực hiện, phân khúc khách hàng tại nơi tiêu thụ.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, ghi nhận những nỗ lực và chia vui cùng người trồng mía, doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh tỉnh Hòa Bình là vùng đất có nhiều đặc sản, trong đó có các giống mía ăn tươi, gồm mía tím và mía trắng ép nước. Đây đều là những giống mía lâu đời, có chất lượng tốt, mềm, ngọt, phù hợp ăn tươi và ép nước uống. Cùng với đó là sự phù hợp của đất đai, khí hậu đã giúp mía Hòa Bình nổi tiếng khắp các tỉnh thành từ nhiều năm nay.
“Với lô hàng mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục phát huy những thành công bước đầu, tạo tiền đề để nhiều sản phẩm nông sản khác của tỉnh tiếp tục mở rộng thị trường. Đặc biệt, đưa cây mía Hòa Bình đến với thị trường thế giới; không ngừng mở rộng sản xuất, góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp mía đường của tỉnh”, ông Đinh Công Sứ nhận định.
Thời gian tới, trên cơ sở những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành của tỉnh, các địa phương tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trồng mía trong việc tổ chức sản xuất, sơ chế sản phẩm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng như xuất khẩu để hướng đến các thị trường trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Lê Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân mong muốn UBND huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất thu mua mía ăn tươi phục vụ xuất khẩu. Dự kiến trong năm 2023, công ty sẽ xuất khẩu khoảng 300 - 500 tấn mía sang thị trường nước ngoài.
Hy vọng với những thành công bước đầu này sẽ tạo tiền đề để công ty tiếp tục mở rộng thị trường, đưa cây mía tỉnh Hòa Bình đến với thị trường thế giới, góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp mía đường trung của tỉnh.
0
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết