“Ẩn họa” từ đồ chơi giá rẻ tại địa điểm kinh doanh Lan Long


(CHG) Tại Thái Bình, nhắc đến nơi bán buôn đồ chơi giá rẻ, không thể không nhắc tới địa điểm kinh doanh Lan Long. Với mẫu mã phong phú, đa dạng, đa sắc màu, bắt mắt... bởi thế địa điểm kinh doanh này luôn thu hút lượng khách hàng đến đây mua buôn, mua lẻ. Tuy nhiên, đi cùng với giá thành, chính là sự lo lắng của người tiêu dùng về chất lượng, cũng như những ẩn họa khó lường trong quá trình sử dụng.

Càng gần đến Tết Trung Thu, lượng khách hàng mua buôn, mua lẻ sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em tại địa điểm kinh doanh Lan Long diễn ra vô cùng tấp nập. Tuy nhiên, do lo ngại về chất lượng và an toàn của sản phẩm trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng đã thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về một số vấn đề “bất thường” khi mua sản phẩm đồ chơi tại cửa hàng Lan Long, địa chỉ số nhà 50C, 50D, 50E, đường Bùi Sỹ Tiêm, thành phố Thái Bình. Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao thông tin tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Địa điểm kinh doanh các sản phẩm hàng hóa là đồ chơi dành cho trẻ em của đơn vị Lan Long không có biển hiệu.

Khảo sát tại địa chỉ do người tiêu dùng cung cấp, phóng viên ghi nhận: cơ sở kinh doanh trên là ngôi nhà 3 tầng, với mặt tiền rộng, đắc địa, nằm trên tuyến phố Bùi Sỹ Tiêm. Điều bất thường ở chỗ, mặc dù người mua hàng ra vào tấp nập, thế nhưng địa điểm kinh doanh trên không hề có biển hiệu thể hiện tên, đơn vị kinh doanh. Vì thế, người tiêu dùng hoài nghi về việc kinh doanh, buôn bán của đơn vị này?


Một số sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em có chữ tượng hình, không có nhãn phụ tiếng Việt bày bán tại địa điểm kinh doanh Lan Long.

Điều làm phóng viên giật mình chính là việc “chình ình” số lượng lớn hàng hóa đồ chơi dành cho trẻ em, được bày la liệt từ mặt tiền của địa điểm kinh doanh, lên tới tầng 3 của ngôi nhà. Các sản phẩm đồ chơi chủ yếu được làm bằng nhựa: búp bê; các loại lego; các loại mô hình nhân vật; bàn bi a; các loại rô bốt; các loại xe ô tô; mô tô; xe cẩu; bộ đồ chơi nấu ăn; giấy dán móng tay; mặt lạ; đèn trung thu... có màu sắc sặc sỡ, kích thích thị giác của trẻ nhỏ. Ẩn họa lớn chính là việc một số loại sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em đang được bày bán tại đây có thiên hướng bạo lực: dao nhựa; kiếm nhựa; súng bắn đạn nhựa...
Các sản phẩm đồ chơi tại đây đều có giá rẻ bất thường, chỉ dao động từ vài nghìn đồng, đến vài chục nghìn đồng, nhiều lắm khoảng vài ba trăm nghìn đồng. Trên bao bì, nhãn gốc hàng hóa có chữ tượng hình (giống chữ Trung Quốc), không có nhãn phụ tiếng Việt, không ghi giá trên sản phẩm... Chính vì điều đó, người tiêu dùng hoài nghi các sản phẩm đồ chơi tại đây có dấu hiệu là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi vấn một số sản phẩm là hàng nhập lậu, là có cơ sở.

Đồ chơi tại địa điểm kinh doanh Lan Long có giá rẻ bất thường. Sau khi mua hàng tại đây, người tiêu dùng không nhận được hóa đơn giá trị gia tăng- VAT.

Một nhân viên tại đơn vị kinh doanh trên cho hay: “Nhà em chuyên kinh doanh các loại đồ chơi, bánh kẹo... bên em không phải là công ty nên không xuất hóa đơn giá trị gia tăng- VAT).
Thực tế, địa điểm kinh doanh trên không treo biển tên đơn vị kinh doanh, khiến cho nhiều người tiêu dùng không thể biết tại đây đang kinh doanh hàng hóa gì. Chỉ đến khi mục sở thị hàng hóa ở bên trong cửa hàng, cũng như quan sát trên hóa đơn trên mua hàng, người tiêu dùng mới được biết địa điểm kinh doanh trên có tên là “Lan Long” (!)
Ngày 25/9/2023, phóng viên tạp chí CHG có trao đổi với ông Phạm Huy Hiện, phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái bình với câu hỏi: Cục QLTT tỉnh Thái Bình có biết sự tồn tại của địa điểm kinh doanh Lan Long? Ông Hiện cho biết: “Chúng tôi đón nhận thông tin và sẽ cho rà soát. Còn với cá nhân tôi, chưa bao giờ nghe thấy đơn vị kinh doanh này”.
Được biết, Lan Long nổi lên là đơn vị chuyên kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng tại chợ Bo và có xe ô tô chở hàng, cung cấp cho các đại lý ở các huyện từ những năm 2.000, của thế kỷ trước. Bởi vậy, ông phó Cục trưởng của Cục QLTT tỉnh Thái Bình trả lời “chưa từng nghe thấy”, liệu có thỏa đáng với người tiêu dùng?
Đồ chơi là vật dụng cần thiết, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên vì không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như kiểm định chất lượng nên những sản phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Theo tìm hiểu, phần lớn đồ chơi giá rẻ đều được làm từ nhựa tái chế. Trong đó, đồ chơi Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất và cũng có giá thành rẻ nhất trên thị trường. Những loại đồ chơi này sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

Nêu quan điểm về mối nguy hại của các loại đồ chơi giá rẻ đang bày bán trên thị trường, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho rằng: “ Nếu sử dụng trong thời gian dài, những chất độc hại từ đồ chơi giá rẻ sẽ xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc qua da, đường miệng, đường hô hấp, khiến trẻ có nguy cơ bị ngộ độc, rối loạn chức năng, tăng hoóc-môn, dậy thì sớm, hay vô sinh, hoặc thậm chí có thể bị ung thư”.
Còn lại: 1000 ký tự
Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” bán hàng giả

(CHG) Lê Văn Hải – chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” có 2,6 triệu lượt follow, thường xuyên đăng tải các video bán các sản phẩm trên kênh này, đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra.

Xem chi tiết
Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.

Xem chi tiết
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ, sĩ quan "bảo kê" tiếp tay hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

(CHG) Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Xem chi tiết
Động thái của hệ thống nhà thuốc Pharmacity khi sản phẩm được bán trong hệ thống thuộc công ty sản xuất hàng giả

(CHG) Pharmacity thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, sau khi Bộ Công an xác định hai sản phẩm “Baby Shark” và “Medi Kid Calcium K2” của công ty này là hàng giả.

Xem chi tiết
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3