Bài 1: Những điều cảnh báo trước nhu cầu tự trang bị thiết bị y tế tại nhà


(CHG) Trải qua thời kỳ dịch bệnh Covid-19 căng thẳng, ngành Y tế đối diện ngay với bài toán khó là thiếu trang thiết bị y tế. Do đó, nhiều người dân tìm cách làm thế nào để tự trang bị thiết bị y tế tối thiểu tại nhà để kịp thời theo dõi sức khỏe và có thể góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu. 

Cẩn trọng khi mua thiết bị y tế sử dụng tại nhà. Ảnh minh hoạ.
Sử dụng thiết bị y tế tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro                           
Hiện nay, với đa số người dân, trong nhà luôn thường xuyên có một đến một vài thiết bị y tế gia đình như máy đo huyết áp, máy theo dõi tiểu đường, nhiệt kế điện tử, máy khí dung... Sự hỗ trợ của các thiết bị theo dõi sức khỏe tại nhà là một giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm tra sức khỏe nhanh chóng và tiện lợi.
Những thiết bị này được chào bán tràn lan trên mạng, giao hàng tận nơi, thủ tục mua bán đơn giản và đa dạng chủng loại, mẫu mã, xuất xứ và giá cả khác nhau. Theo khảo sát tại một số cửa hàng, các thiết bị y tế đều có khung giá đa dạng. Đối với máy đo huyết áp của Nhật có giá từ 650.000 – 2.000.000 đồng, nhiệt kế có giá từ 700.000
đồng trở lên, máy xông mũi họng có giá từ vài trăm đến vài triệu. Trên các cửa hàng trực tuyến cũng nhiều loại thiết bị như trên và có khung giá rất đa dạng. Hầu hết thông tin về các sản phẩm này đều là chính hãng, được bảo hành, có tem mác và có kiểm định chất lượng. 
Chủ động theo dõi để phát hiện sớm và điều trị bệnh bằng các dụng cụ, thiết bị y tế gia đình là điều nên làm. Nhưng việc tự theo dõi sức khỏe với các thiết bị y tế tại nhà cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không ít trường hợp phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí đã có biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe do tin tưởng vào thiết bị y tế thường dùng tại nhà. 
Ví dụ, tin vào máy đo huyết áp điện tử, người bệnh huyết áp tự ý dừng thuốc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Việc sử dụng máy xông mũi họng, khí dung cho trẻ nhỏ tại nhà cũng vậy. Khí dung là một phương pháp điều trị nên không khuyến cáo tại nhà, mà chỉ thực hiện tại bệnh viện khi có chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng khí dung có thể gây phản xạ co thắt phế quản trong khi sử dụng thiết bị, gây chết người. Chưa hết, nếu vệ sinh thiết bị không tốt, dụng cụ không được tiệt trùng ngay, vi khuẩn, vi trùng sẽ đọng lại ngay tại bộ dây và mặt nạ, trở thành nguồn lây bệnh tiếp theo cho trẻ.
Theo quy định, thiết bị y tế lưu thông trên thị trường phải nằm trong quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, thiết bị được mua bán trên thị trường hiện nay có tuân thủ quy định hay không, có đúng là hàng thật hay không thì chưa thể khẳng định hết được. Trên thực tế, vẫn có thiết bị không rõ nguồn gốc xuất xứ được chủ hàng ‘trộn” với hàng thật nhằm đánh lừa người tiêu dùng, thu lợi cao.

Ảnh minh hoạ.
Cẩn trọng khi chọn mua các thiết bị y tế để tránh hàng giả
Theo thông tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường, ngày 4/2/2023 vừa qua, Cục Quản lý Thị trường TP Hải Phòng vừa vừa phối hợp với Công an Hải Phòng tiến hành khám kho chứa hàng của Công ty Cổ phần vật ty trang thiết bị y tế Việt Pháp (tại số 170 Thư Trung, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng). 
Kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 200 máy đo đường huyết mang nhãn hiệu On Call EZ IV; 197 máy đo đường huyết mang nhãn hiệu On Call Plus, tài liệu hướng dẫn sử dụng On Call EZ IV, thẻ quy định bảo hành, bảng quy đổi và đánh giá kết quả đo đường huyết... Và một số thiết bị y tế đều không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Vỏ bao bì mới của sản phẩm có ghi thông tin về xuất xứ và mã vạch khác so với vỏ bao bì nguyên bản của sản phẩm. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả thẩm tra xác minh, đặc biệt là kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP. Hải Phòng đối với 197 sản phẩm trên có vỏ hộp bao bì, tem nhãn dán trên sản phẩm và các tài liệu đi kèm trong hộp là giả. Cơ quan chức năng đã tạm giữ số hàng hóa trên với trị giá trên 1,1 tỷ đồng để phục vụ quá trình điều tra làm rõ vụ việc.
Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc buôn bán thiết bị y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu làm giả bị các lực lượng chức năng phát hiện. Mỗi vụ việc đều có số lượng thiết bị lớn, hành vi trà trộn hàng hóa tinh vi. Nếu số hàng này chót lọt tới tay người tiêu dùng thì chắc chắn, người tiêu dùng sẽ lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”, thậm chí, nguy hại tới tính mạng.
Về vấn đề này, các bác sĩ cho rằng, trong khi chờ các cơ quan chức năng có giải pháp triệt để, thì người tiêu dùng vẫn phải cẩn trọng khi quyết định mua bất kỳ một thiết bị y tế nào. Đặc biệt, người bệnh không được phép chủ quan khi thấy bệnh diễn biến tích cực hoặc số liệu khả quan từ thiết bị đo.
Người bệnh cần phải hiểu rõ rằng, kết quả của thiết bị y tế đo tại nhà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng máy, tình trạng pin, cách đo, thời điểm đo, trạng thái và bệnh lý của người bệnh tại thời điểm đo. Nếu sử dụng không đúng cách, máy móc có vấn đề hoặc tâm trạng người bệnh không ổn định thì kết quả đo lường cũng có thể không chính xác. Người bệnh cần phải đến cơ sở y tế khám định kỳ để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, kịp thời điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật đúng thời điểm.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3