Bài 1: Tiềm ẩn rủi ro từ xe đạp điện, xe máy điện giả kém chất lượng


 (CHG) Tình trạng xe đạp điện, xe máy điện có dấu hiệu giả mạo, gian lận nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn chất lượng, trở thành nỗi lo của người tiêu dùng, bởi nguy cơ cháy nổ, gây tai nạn giao thông luôn rình rập.
Đa dạng chủng loại xe điện 2 bánh
Trong vài năm gần đây, thị trường xe điện hai bánh (gồm cả xe máy và xe đạp) tiếp tục bùng nổ. Xu hướng sử dụng xe điện thay thế cho xe sử dụng nhiên liệu xăng ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Trước nhu cầu ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp đã nghiêm túc đầu tư đối với loại phương tiện này và cho ra đời nhiều sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng ngày càng được nâng cao. 

Nhất là mấy năm trở lại đây, các doanh nghiệp càng đầu tư bài bản hơn và đưa ra các sản phẩm có chất lượng hơn. Dù bị các dòng xe không rõ nguồn gốc cạnh tranh về giá cả, nhưng theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, xe đạp điện vẫn là nguồn thu chính của nhiều doanh nghệp và có thị phần lớn, do các doanh nghiệp này đã nhạy bén nắm bắt thị trường để điều chỉnh mức giá dễ tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Đây cũng là phân khúc mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với các loạt hàng trôi nổi, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường.

Nhiều mẫu xe điện được bán trên thị trường chưa được kiểm định chất lượng.
Nhóm nghiên cứu khảo sát thị trường xe đạp, xe máy điện tại Hà Nội, kết quả cho thấy, các cửa hàng, đại lý bán rất đa dạng thương hiệu xe đạp điện, xe máy điện, với mẫu mã, thiết kế vô cùng bắt mắt. Nhiều loại xe máy điện được chủ cửa hàng giới thiệu có công nghệ Đức, Ý, Nhật…, có thể leo dốc, chở nặng, vận tốc cao từ 40-60km/giờ, mỗi lần sạc chạy đến 80-90km, chế độ bảo hành dài từ 2-3 năm, chất lượng không thua gì xe số, xe tay ga chạy bằng xăng, nhưng giá rẻ hơn rất nhiều.
Các dòng phổ thông nhất như Hitasa,BMX, Pega…Với những xe dùng bình ắc quy, giá thường dao động từ 7,5-9,5 triệu đồng/chiếc, còn xe sử dụng pin lithium có giá từ 10-14 triệu đồng/chiếc. Loại xe có giá từ 7,5- 10 triệu đồng/chiếc được khách chọn khá nhiều, do hợp túi tiền.
Thời gian bảo hành được hầu hết các cửa hàng quảng cáo là 24 tháng. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người với nhóm nghiên cứu, khi sử dụng chưa tới một năm, thì bình điện đã xuống cấp, có nguy cơ hư hỏng bất cứ lúc nào. Nên phần lớn người sử dụng xe điện hai bánh chỉ dám đi gần, còn nếu đi quãng đường xa thì vẫn sử dụng xe máy chạy xăng, hoặc phương tiện khác....
Kết quả khảo sát cũng cho kết quả, đối với xe điện 2 bánh bị hỏng bình điện, khi thay thế mới giá dao động thấp nhất là từ 2 triệu đồng/1 lần thay. Theo anh T - chủ cửa hàng kinh doanh xe máy điện ở Thạch Thất cho rằng, có thể khách đã mua phải hàng… lậu, hàng kém chất lượng nên mới có tình trạng sản phẩm trong thời hạn còn bảo hành mà bình điện đã xuống cấp, và có nguy cơ hư hỏng.
Trốn thuế, nhập lậu nhằm trục lợi
Theo quy định của Bộ GTVT, tất cả các dòng xe khi bán ra thị trường đều phải được kiểm tra đánh giá chất lượng qua Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tuy nhiên, ghi nhận từ khảo sát cho thấy, hiện nay phần lớn số xe đạp điện bán trên thị trường không có tem hợp quy (không qua kiểm tra chất lượng của Cục đăng kiểm). Giải thích vấn đề này, một chủ cửa hàng kinh doanh xe đạp điện ở Phú Thọ cho biết, với xe đạp điện, theo quy định hiện hành chưa yêu cầu khách hàng phải đi đăng ký biển kiểm soát như xe máy điện, nên khách hàng cũng không quan tâm đến tem nhãn (?).
Đây chính là kẽ hở để các đối tượng lợi dụng nhập lậu, nhằm trục lợi. Còn với xe máy điện, các đơn vị nhập lậu khi thông quan sẽ khai thấp hơn giá trị thực nhập từ 30% - 50% để trục lợi phần chênh lệch từ thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, trốn thuế bằng việc xuất hóa đơn không đúng với giá nhập thực tế gây thất thoát một nguồn thu lớn của Nhà nước.
Do sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng có thể mang lại khoản lợi nhuận lớn, nên nhiều đối tượng đã bất chấp mọi thủ đoạn để thực hiện, mặc dù biết rõ đã vi phạm pháp luật. Thực tế, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp tai nạn do các loại phụ tùng giả, kém chất lượng gây ra như: Cháy nổ xe, gãy trục xe... gây tai nạn và tổn thất cho người sử dụng cũng như an toàn xã hội.
   
Tiền ẩn rủi ro từ xe đạp điện kém chất lượng (Ảnh: internet)
Nguy cơ cháy, nổ
Tình trạng tự lắp ráp, độ xe là nguyên nhân của không ít vụ cháy, nổ xe đạp điện, xe máy điện thời gian qua. Ông Lê Yên Thanh - CEO Công ty cổ phần Công nghệ Phenikaa MaaS, người có tên trong danh sách Under 30 của Forbes Việt Nam năm 2022 - cho biết, xe đạp điện gắn bình điện hay pin đều có nguy cơ cháy, nổ như nhau.
Theo ông
Lê Yên Thanh, pin sử dụng trong xe đạp điện là pin lithium - loại pin dùng cho điện thoại và laptop. Các hãng sản xuất xe dùng loại pin tốt, xấu khác nhau. Pin tốt bảo đảm quy chuẩn về an toàn, còn pin kém chất lượng sẽ có mạch điện tử bảo vệ pin kém, thiếu hụt cực âm dương. Khi gặp các yếu tố như sạc quá mức, bị nguồn nhiệt từ bên ngoài ảnh hưởng hoặc bị tác động cơ học như va đập, pin sẽ bị phù, nóng lên và phát cháy. Pin có chất lượng tốt nhưng nếu dùng quá lâu ngày, được cắm sạc qua đêm nhiều lần cũng bị quá tải, ảnh hưởng đến công suất và dễ cháy, nổ khi bị va đập.
Nguy cơ cháy, nổ cũng xảy ra với xe dùng bình điện, nếu bình kém chất lượng, mối nối trên bình không được cách điện tốt, chì và a-xít trong bình bị tràn ra ngoài hoặc dùng lâu ngày nhưng không bảo dưỡng, sạc bình quá lâu, nguồn điện sạc không ổn định. “Mỗi sản phẩm pin/ắc quy, mô tơ trên xe đều có công suất nhất định. Việc các chủ cửa hàng tự thay đổi kết cấu, độ thêm nhiều phụ kiện dễ dẫn tới quá tải nguồn điện, hoặc khiến thiết bị không tương thích, chênh lệch nguồn điện làm xe phát nổ” - ông Lê Yên Thanh khuyến cáo.
Theo ý kiến của chuyên gia Viện kỹ thuật Chống hàng giả khuyên dùng, ngoài lựa chọn xe có thương hiệu uy tín. Việc sạc pin/ bình ắc quy đúng cách sẽ giúp bảo vệ xe an toàn. Chỉ nên sạc khi pin gần hết và không được sạc qua đêm, nên dùng nguồn điện phù hợp để sạc cho xe. Mỗi cục pin/bình ắc quy đều có hạn sử dụng, vì vậy không nên sử dụng quá lâu vì không đảm bảo công xuất và độ an toàn.
Nên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống pin/bình ắc quy ba tháng/lần . Nếu thấy pin/bình ắc quy bị phồng lên, khi sạc ngửi thấy mùi khét thì cần thay mới và chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nên dùng dụng cụ sạc chính hãng (cùng hãng với pin/bình ắc quy) để đảm bảo dòng điện đi vào chuẩn và ổn định. Không tác động mạnh vào pin/bình ắc quy, không để xe nơi có nhiệt độ cao, không nên thay đổi kết cấu xe./.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3