Bài 2: Xu hướng tiêu dùng xanh, minh bạch thông tin


(CHG) Kinh tế xanh là xu hướng tất yếu trong thời gian tới và người tiêu dùng cũng thay đổi thói quen chi tiêu cho các sản phẩm xanh, an toàn, chất lượng cao. Do đó, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi hướng sản xuất sao cho thân thiện với môi trường, truy xuất nguồn gốc rõ ràng nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

Ảnh minh họa.
Sau đại dịch Covid-19, khi phần lớn người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho sản phẩm cam kết “xanh”, “an toàn" được sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường. Nhiều người cho biết họ ưu tiên mua các thực phẩm hữu cơ (Organic), Bio Organic (sản phẩm sạch), thực phẩm không biến đổi gene… vì áp dụng theo cách nuôi trồng truyền thống, không gây hại đến môi trường... Vấn đề nêu trên cho thấy, người tiêu dùng đang ngày càng ý thức hơn sự liên quan giữa sức khỏe và hệ sinh thái xung quanh.
Đại diện Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết: “Trước tình trạng thực phẩm kém chất lượng, hàng giả tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng đang dần khắt khe hơn trong sự lựa chọn của mình. Đặc biệt, sau giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, ý thức về việc nâng cao sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng cao. Xu hướng lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường trở nên phổ biến và trở thành một xu hướng mới trong lựa chọn của người tiêu dùng. Thực phẩm sạch, an toàn và được kiểm chứng đạt các tiêu chuẩn chất lượng, hoặc đạt chứng nhận hữu cơ đang là lựa chọn hàng đầu được nhiều gia đình hướng đến”.
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường, theo đó đa phần người tiêu dùng sẵn sàng chi tăng thêm đối với sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, có ưu điểm về truy xuất được nguồn gốc, thành phần tốt cho sức khỏe, đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận hữu cơ, sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường.
Như vậy, thị trường tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng sản phẩm vì sức khỏe, xanh – sạch, có tính bền vững, ít tác động tới môi trường… là những xu hướng nổi bật hiện nay tại thị trường nội địa.

Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm an toàn và có nguồn gốc xuất xứ.
Bên cạnh đó, với xu thế mở cửa, phương thức bán hàng đa kênh, đa phương tiện thông qua môi trường mạng ngày càng trở nên phổ biến. Người tiêu dùng đòi hỏi sự minh bạch thông tin, và muốn như vậy đòi hỏi sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc.
Nhằm đáp ứng yêu cầu truy vấn thông tin về một sản phẩm, thông qua hệ thống kỹ thuật quản lý lưu vết thông tin sản phẩm, ta có thể chỉ ra được “từ thời gian nào đến thời gian nào sản phẩm đó ở đâu, thuộc về ai, tồn tại ở dạng gì và ai đó đã tác động vào nó như thế nào”. Có thể nói, truy xuất nguồn gốc hàng hóa chính là một cách minh bạch để khẳng định chất lượng sản phẩm, mà nhà cung cấp đưa tới người tiêu dùng.
Trong xu thế hiện nay, truy xuất nguồn gốc đang chứng minh vai trò minh bạch thông tin và khẳng định chất lượng sản phẩm. Thông qua việc truy xuất nguồn gốc, đây là việc làm không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn là yêu cầu gần như là bắt buộc đối với doanh nghiệp nếu muốn đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Chẳng những thế, truy xuất nguồn gốc giúp quảng bá và giữ vững thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại, không bị chia sẻ thị phần với hàng giả, hàng nhái.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng, truy xuất nguồn gốc sẽ là “chìa khóa” để gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm; đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại. Đây cũng là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp trong nước thuận lợi chiếm lĩnh thị trường trong nước, từng bước đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Tại Việt Nam hiện nay, truy xuất nguồn gốc gần đây được toàn xã hội quan tâm, và hưởng ứng sâu rộng vì các lợi ích của nó mang lại. Đối với góc độ quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng đã có các văn bản pháp quy nhằm hướng tới quản lý về hoạt động truy xuất nguồn gốc. Cụ thể như đề án 100, thông tư 74, thông tư 25... đây là những hành lang pháp lý tiến tới việc chuẩn hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc. Được biết, hiện các doanh nghiệp đã và đang rất quan tâm, đầu tư đến lĩnh vực truy xuất nguồn gốc, xây dựng giải pháp một cách đúng theo các yêu cầu mà tổ chức GS1, đề án 100... Và áp dụng giải pháp công nghệ giúp minh bạch thông tin về sản phẩm như tem truy xuất dán trên các sản phẩm (QR code, mã vạch hoặc mã SMS phần mềm truy xuất). Theo đó, người tiêu dùng sử dụng các ứng dụng zalo, viber... trên thiết bị di động thông minh là có thể thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc, xác thực nguồn hàng. Tem Truy xuất nguồn gốc cũng giúp doanh nghiệp gia tăng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, gây dựng niềm tin ổn định đối với người tiêu dùng.
Ảnh minh họa.
Từ khi Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sau 10 năm thực hiện vấn đề này, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đã có bước phát triển. Hệ thống văn bản pháp luật, từ cấp cao nhất là Luật đến các văn bản dưới luật gồm: Nghị định, chỉ thị, thông tư, đã được nhà nước ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn báo chí thực hiện thường xuyên, bằng những hình thức phong phú, đa dạng… đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ trung ương tới địa phương đã được hình thành và phát huy vai trò. Với những nội dung còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó thực hiện, hiện nay, Bộ Công Thương đang xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội để sửa đổi.
Ngoài ra, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa là người tiêu dùng có quyền cao hơn người sản xuất, phân phối, mà tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: "Bảo vệ ở đây không có nghĩa là người tiêu dùng có quyền cao hơn người sản xuất hay phân phối. Quyền này phải bằng bình đẳng với nhau trước pháp luật. Do đó, không làm phương hại đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan, nhất là vấn đề chi phí tuân thủ pháp luật".
Được biết, vừa qua Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2025 với đa dạng các hoạt động hướng tới người tiêu dùng. Bộ Công Thương cũng đang tiến hành xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong đời sống xã hội đang diễn ra.
Với hệ thống luật pháp ngày một hoàn thiện, cùng với sự chung tay của toàn xã hội nhằm đẩy lùi những vấn nạn hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ người tiêu dùng, hoạt động về ngày “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” cùng chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” càng trở nên nghĩa thiết thực./.  
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3