Bánh trung thu của đơn vị Việt Hương đến từ "tương lai”


(CHG) Vào mỗi dịp Tết đoàn viên, bánh trung thu truyền thống thường được người tiêu dùng săn đón, lựa chọn làm quà biếu, cũng như sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên, ngày 16/9/2024, không ít người dân trên địa bàn thị trấn Tiền Hải ngỡ ngàng về sản phẩm bánh Trung thu mang thương hiệu Việt Hương có dấu hiệu gian lận trong việc in ngày sản xuất trên bao bì, dẫn đến tình trạng bánh xuất hiện trên thị trường trước cả ngày sản xuất ghi trên bao bì.

`Sản phẩm của tương lai?
Ngày 16/9/2024, người dân tại thị trấn Tiền Hải thông tin đến Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về sản phẩm bánh Trung thu mang thương hiệu Việt Hương có dấu hiệu gian lận trong việc in ngày sản xuất trên bao bì, dẫn đến tình trạng bánh xuất hiện trên thị trường trước cả ngày sản xuất ghi trên bao bì. Quỹ đã chuyển thông tin này tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Sản phẩm bánh trung thu mang thương hiệu Việt Hương "đến từ tương lai", không thể hiện số lô sản xuất.

Cùng ngày, trên nền tảng mạng xã hội Faceboock cũng xuất hiện bài đăng: “Bánh trung thu thị trấn Tiền Hải phát cho các cháu”, cùng câu hỏi của người đăng thông tin: “Ngày sản xuất họ thường in trước vượt thời gian như vậy có phải không”?
Cùng với đó là hình ảnh thực tế của sản phẩm bánh trung thu (bánh nướng), có ghi NSX: 18/09/2024; HSD: 25/10/2024, không có số lô sản xuất, của Cơ sở sản xuất Bánh kẹo Việt Hương (địa chỉ: QL 39, Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình) sản xuất.
Phía bên dưới bài đăng, xuất hiện rất nhiều bình luận tỏ rõ sự phản đối với sản phẩm và đơn vị sản xuất, cũng như trách nhiệm của những người phát bánh trung thu cho các cháu.

Cơ sở sản xuất bánh kẹo Việt Hương, QL 39A, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Tài khoản Dung Nguyen bình luận: “Người làm vô trách nhiệm, người phát bánh cho các cháu cũng vậy”. Hay như tài khoản Tô Thị Minh cho rằng: “Chắc người mua không để ý, nhìn đẹp và rẻ là mua. Bây giờ mọi người gom hết lại đê trả lại tổ dân phố và trả lại nhà hàng”...

Thông tin liên quan đến sản phẩm người dân đăng tải trên nhóm "Đồng hương Tiền Hải".

Thông tin về sản phẩm bánh trung thu đến từ "tương lai" mang thương hiệu Việt Hương được người dân đăng tải trên nhóm hội Tuốt tuồn tuột tại Thái Bình.

Một số ý kiến về sản phẩm bánh trung thu đến từ "tương lai" mang thương hiệu Việt Hương trên nền tảng mạng xã hội Faceboock.

Hay như, tài khoản Faceboock của bạn Diễm Quỳnh và Phương Anh thảng thốt: “Nay 16 mà bánh sản xuất 18 là sao ta”; “Sản phẩm đến từ tương lai mà”...
Những thông tin trên làm tăng thêm sự lo ngại của người tiêu dùng về quy trình kiểm tra chất lượng của thương hiệu bánh này.
Bởi, sự sai lệch về ngày sản xuất có thể dẫn đến nghi ngờ về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Người tiêu dùng khi mua và sử dụng bánh trung thu thường dựa vào ngày sản xuất và hạn sử dụng để quyết định về mức độ an toàn khi sử dụng. Việc bánh trung thu được bán ra trước ngày sản xuất không chỉ làm mất lòng tin mà còn đặt ra nguy cơ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Sự việc trên đặt ra câu hỏi về tính minh bạch và trách nhiệm của đơn vị sản xuất bánh kẹo Việt Hương. Việc in sai ngày sản xuất trên bao bì, có phải là một hành động gian lận, nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, hoặc có thể do lỗi quy trình in ấn và quản lý? Dù lý do là gì, điều này cho thấy một lỗ hổng lớn trong quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp.
Nhằm thông tin khách quan, đa chiều tới độc giả, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã gọi tới số điện thoại ghi trên bao bì của sản phẩm. Bà Nguyễn Thị Loan, chủ cơ sở sản xuất bánh keọ Việt Hương cho biết: “Cái này là sơ xuất giữa số 3 và số 8 nhầm... Cái bánh này phát cho các cháu ăn vào ngày 14 và ngày 15, đến ngày 18 là hết trung thu rồi, chúng tôi làm bánh không ai muốn nghĩ là mình lại bán trước date (ngày sản xuất) cả... Đây là cái sơ xuất của cơ sở chứ chúng tôi không cố tình... Chúng tôi đã thu hồi và chuyển hàng mới cho bà con”.
Vụ việc trên là một hồi chuông cảnh báo đối với cả người tiêu dùng và cơ quan chức năng. Người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm, trong khi đó, các cơ quan quản lý cần siết chặt hơn các quy định về an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người dân.
Sự minh bạch và trách nhiệm trong sản xuất là yếu tố quyết định để duy trì niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt là trong các mùa lễ hội lớn như Trung Thu. Vì vậy, những sản phẩm “đến từ tương lai” như bánh trung thu mang thương hiệu Việt Hương cần sự phê phán và lên án mạnh mẽ từ người tiêu dùng, cũng như phía cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm minh vụ việc này.
Chuyên gia nói gì về bánh trung thu đến từ "tương lai”
Liên quan đến vấn đề trên ông Phạm Trung Kiên, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả cho rằng: “Vụ việc trên không chỉ làm mất lòng tin của người tiêu dùng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Tại Điều 7, Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây: Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm; Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy; Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ: Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất; Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm; Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực phẩm; Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật  tương ứng; Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này; Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn.
Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó; Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này; Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra.

Ngoài ra, Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa cũng quy định rõ về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc ghi nhãn. Theo đó, việc ghi sai ngày sản xuất trên nhãn mác không chỉ là hành vi gian dối mà còn là vi phạm hành chính”.
Bên cạnh đó, ông Kiên cũng cho biết thêm “Việc ghi ngày sản xuất không đúng thực tế là một hành vi lừa dối khách hàng, vì nó đánh lừa người tiêu dùng về thời gian thực tế mà sản phẩm được sản xuất. Điều này có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe khi người tiêu dùng không thể xác định chính xác sản phẩm còn hạn sử dụng hay không".

Hành vi gian lận trong việc ghi nhãn không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp mà còn gây tổn thất lớn về kinh tế. Khi bị phát hiện, các doanh nghiệp có thể đối mặt với việc bị phạt tiền, thu hồi sản phẩm và thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến phá sản, đặc biệt trong các ngành sản xuất thực phẩm, nơi uy tín và lòng tin của người tiêu dùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Về phía người tiêu dùng, việc mua phải các sản phẩm có thông tin sai lệch có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe. Đặc biệt, với các loại thực phẩm như bánh Trung Thu, nếu hạn sử dụng không được ghi chính xác, người tiêu dùng có thể gặp phải nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Để đảm bảo sự minh bạch trong sản xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn trong các dịp cao điểm như Tết Trung Thu. Đồng thời, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức về trách nhiệm xã hội, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Việt Nam, các sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn, bao gồm bánh trung thu, bắt buộc phải ghi nhãn đầy đủ thông tin theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Một trong những thông tin bắt buộc trên nhãn là số lô sản xuất, nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong quá trình sản xuất và phân phối. Do đó, bánh trung thu khi bày bán trên thị trường cần ghi rõ số lô sản xuất cùng với các thông tin khác như ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, tên cơ sở sản xuất, và hướng dẫn bảo quản.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3