Bắt vụ vận chuyển 700kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại bến xe


(CHG) Kiểm tra phương tiện vận tải BKS 29H-338.XX, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Đội 4, Công an TP. Hà Nội phát hiện 700kg nầm lợn có dấu hiệu phân hủy được cất giấu trong 28 bao tải.
Số nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị thu giữ.
Qua công tác nắm tình hình địa bàn, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội phát hiện một số đối tượng có hành vi mua bán, tiêu thụ nầm động vật không rõ nguồn gốc nên đã tập trung lực lượng xác minh, làm rõ. Đến sáng ngày 15/2/2023, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phối hợp với Đội 4, Công an TP. Hà Nội kiểm tra phương tiện vận tải BKS 29H-338.XX đang dừng đỗ tại bến xe Tĩnh số 40, thuộc huyện Chương Mỹ.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện thùng xe chở 28 bao tải, mỗi bao nặng 25kg, bên ngoài có in chữ nước ngoài. Kiểm tra thực tế, bên trong là nầm động vật với tổng trọng lượng là 700kg.
Tài xế điều khiển phương tiện là Lê Văn Lý (sinh năm 1987, trú xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Thời điểm kiểm tra, tài xế Lý không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số nầm lợn trên.
Làm việc với lực lượng chức năng, Lý nhận chở thuê số nầm lợn trên về bến xe Tĩnh số 40. Tại đây, sẽ có người ra nhận và thanh toán tiền công chở. Khi nhận vận chuyển, Lý không biết trên xe là mặt hàng gì. Đội Quản lý thị trường số 25 đã tạm giữ toàn bộ tang vật để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 9/1, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội cũng đã bắt giữ khoảng 1 tấn nầm lợn trước số nhà 158 Trần Quang Khải (phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thời điểm kiểm tra, chủ lô hàng là ông Trịnh Văn Chung Công (sinh năm 1995) đã không xuất trình được hóa dơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng. Ông Công cho biết, số nội tạng trên được ông thu mua trôi nổi trên thị trường từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu tiêu thụ trót lọt, ông Công sẽ thu lãi từ 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đang vận chuyển đi phân phối tại các chợ đầu mối và một số quán ăn thì bị cơ quan chức năng phát hiện.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3