(CHG) Mục đích của Quỹ bình ổn giá xăng dầu là điều hòa giá xăng dầu nhằm hạn chế tình trạng tăng quá cao ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp và ổn định nền kinh tế.
Nguyên lý hoạt động của quỹ là khi giá xăng dầu ở mức thấp, người mua trả thêm một khoản nộp vào quỹ, sau đó dùng tiền này để bù vào khi giá tăng cao, tức người dân nộp tiền trước để bình ổn cho chính mình. Các công ty xăng dầu chỉ thu hộ và giữ hộ, còn cơ quan chức năng sẽ điều tiết quỹ để giữ giá xăng dầu ổn định.
Bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu là phù hợp!
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, nhất là khi xăng dầu tăng cao, quỹ này không mấy phát huy tác dụng, chỉ điều tiết, kìm chế giá được một thời gian ngắn, rồi đuối sức dần và gần như bị vô hiệu hóa! Ngoài ra, việc duy trì quỹ sẽ phải có thêm bộ máy quản lý, điều hành tạo thêm chi phí không cần thiết.
Đặc biệt, việc trích lập quỹ sẽ khiến người tiêu dùng chịu thiệt thòi. Bởi theo quy định hiện hành, mỗi lít xăng bán ra thị trường phải trích lập quỹ 300 đồng, thậm chí có thể cao hơn tùy từng trường hợp.
Vì vậy, bản chất hoạt động của quỹ chính là người dân đang phải ứng trước tiền của mình cho quỹ, như vậy là không thỏa đáng, không hợp lý. Bởi người tiêu dùng phải ứng tiền ra trước cho doanh nghiệp, rồi sau đó chính tiền này bù lại cho người tiêu dùng.
Chưa kể khi Quỹ bình ổn giá xăng dầu dương thì không sao nhưng lúc quỹ âm thì doanh nghiệp đầu mối đã thu tiền kêu ca, rồi ghim hàng khiến nhiều cửa hàng không có xăng dầu để bán... Mặt khác, quỹ chỉ có lợi cho doanh nghiệp đầu mối, còn doanh nghiệp trung gian khó khăn vì họ không có quyền chủ động sử dụng quỹ bình ổn, thậm chí bất hợp lý trong việc trích nộp - xả quỹ này từ các đơn vị liên quan.
Bên cạnh đó, việc điều hành giá xăng dầu là theo chu kỳ nhất định nên nếu người tiêu dùng đổ xăng vào kỳ có giá thấp thì sẽ bị trích để đóng vào quỹ. Nếu kỳ sau giá tăng cao mà họ lại không sử dụng xăng dầu thì số tiền của họ đã trích trước đó lại bị lấy ra để trả cho những người sử dụng ở chu kỳ sau. Có thể xảy ra tình huống ngược lại, nhưng như vậy là bất hợp lý, không phù hợp với cơ chế thị trường và quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi lẽ, Quỹ bình ổn xăng dầu là bình ổn giá cả, nó hoàn toàn khác với quỹ bảo hiểm là quỹ thường dùng để tương trợ lẫn nhau, hạn chế rủi ro…
Thiết nghĩ, đã đến lúc chấm dứt việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên để thị trường tự điều tiết, doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng trả tiền sử dụng xăng dầu theo giá thị trường được Nhà nước điều hành. Vấn đề tính toán chu kỳ điều hành giá xăng dầu sao cho có hiệu quả hơn thiết thực hơn.
Có thể khẳng định, việc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở thời điểm hiện nay là phù hợp với quy luật thị trường, vừa vẫn đảm bảo có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước một cách hợp lý, chừng mực nhất định./.
(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Xem chi tiết(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay
Xem chi tiết(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết