(CHG) Sản phẩm dạng bột ngũ cốc nhưng lại được quảng cáo trên mạng xã hội và trên bao bì, nhãn mác là “thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ, giảm cân”, sản phẩm 100% organic, liệu cơ sở sản xuất Mị Hương có quảng cáo quá sự thật về công dụng của sản phẩm này hay không?
Thời gian gần đây, trên một số nền tảng mạng xã hội quảng cáo rầm rộ về sản phẩm: “Thực phẩm hỗ trợ giảm cân Mị Hương”, “Thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ eo thon Mị Hương”, zero sugar, 100% organic... Rất nhiều sản phẩm đã được bán ra thị trường trong thời gian dài, tuy nhiên người tiêu dùng nghi ngờ sản phẩm chưa được cơ quan quản lý cho phép lưu hành.
Sản phẩm Thực Phẩm giảm cân mang thương hiệu giảm cân Mị Hương |
Theo nguồn tin từ người tiêu dùng gửi về Quỹ chống hàng giả, phản ánh các sản phẩm mang thương hiệu Mị Hương, sản xuất và phân phối bởi cơ sở Mị Hương, địa chỉ tại 422 Ngô Gia Tự, Phan Rang, Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, hiện đang bán tràn lan, số lượng lớn sản phẩm trên thị trường, cũng như trên một số nền tảng mạng xã hội, có dấu hiệu quảng cáo quá sự thật, thậm chí sai sự thật về công dụng, tiêu chí quảng cáo sản phẩm. Phóng viên (PV) tạp chí Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại tìm hiểu thông tin về sản phẩm, nhận thấy sản phẩm “Thực phẩm hỗ trợ giảm cân” của Mị Hương sản xuất, được đóng gói dạng hộp nhựa trắng đục, quan sát bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy nhiều đốm đen nhỏ bám trên vỏ hộp, nghi vấn hộp đựng sản phẩm được sản xuất từ nhựa không nguyên chất, không đủ tiêu chuẩn chất lượng dung để bao gói sản phẩm thực phẩm dạng uống liền. Về sản phẩm “Giảm mỡ eo thon Mị Hương” được đóng gói dạng hai lớp. Phía bên ngoài là vỏ hộp giấy, với nội dung quảng cáo quá sự thật: sản phẩm 100% organic; zero Sugar; thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ không giảm cân.
Giấy chứng nhận Thương hiệu Mị Hương đạt danh hiệu top10 thương hiệu mạnh do Liên hiệp khoa học phát triển doanh nghiệp Việt Nam cấp năm 2018? |
Xin hỏi cơ sở sản xuất Mị Hương, căn cứ vào đâu để công nhận sản phẩm “Giảm mỡ eo thon Mị Hương” đạt 100% organic, hay cơ sở sản xuất đang cố tình lừa dối người tiêu dùng hòng thu lợi bất chính?
Trên nhãn cả hai sản phẩm đều không có số công bố chất lượng, số chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thưc phẩm, thậm chí trên sản phẩm “Thực phẩm hỗ trợ giảm cân” không đưa ra thông tin chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Thành phần của sản phẩm được nhà sản xuất ghi rất chung chung như: Gạo lứt; yến mạch; hạt chia; mè đen; cà phê; bột ca cao nguyên chất; sữa bột tách béo. Trên nhãn sản phẩm không hề ghi điều kiện bảo quản, cảnh báo sản phẩm... nhưng lại ghi dòng chữ “thực phẩm hỗ trợ giảm cân” to và chiếm diện tích phần lớn trên nhãn hàng.
Nhiều người tiêu dùng khi đọc dòng chữ “thực phẩm hỗ trợ giảm cân” của cả hai sản phẩm trên đều nghĩ đây là dạng bột thực phẩm chức năng. Bởi vậy chị N.M.P phản ánh tới Quỹ chống hàng giả: “Tin lời tư vấn trên mạng xã hội, tôi mua cả hai sản phẩm “thực phẩm hỗ trợ giảm cân” và sản phẩm “thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ không giảm cân” do Mị Hương sản xuất, có địa chỉ tại 422A Ngô Gia Tự, thành phố Phan Rang, Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận sản xuất. Trong quá trình sử dụng, tôi cảm thấy chóng mặt, người mệt mỏi, có biểu hiện không kiểm soát được cơ thể, buồn nôn và đi ngoài... nên rất hoang mang; nhất là khi đọc kỹ bao bì, nhãn mác của sản phẩm mới nhận ra thông tin về sản phẩm quá sơ sài, lập lờ kiểu đánh lận con đen”.
Trao đổi qua điện thoại với chủ đơn vị sản xuất sản phẩm “Thực phẩm hỗ trợ giảm cân”, “thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ không giảm cân”, bà Đỗ Phạm Thị Mị Hương cho hay: “Chúng tôi chỉ là xưởng sản xuất, hàng tháng xưởng cung ứng ra thị trường từ 5.000 đến 10.000 sản phẩm các loại, với giá khoảng 250 nghìn đồng cho một sản phẩm. Sản phẩm đã được Liên hiệp khoa học phát triển doanh nghiệp Việt Nam, do ông Bùi Phú Đức, Tổng thư ký hội đồng liên hiệp trao tặng chứng nhận top 10 Thương hiệu mạnh đất Việt”.
Không hiểu phía Liên hiệp khoa học phát triển doanh nghiệp Việt Nam căn cứ vào tiêu chí nào để chứng nhận cho thương hiệu Mị Hương đạt top 10 thương hiệu mạnh? Trong khi đó một số sản phẩm của xưởng sản xuất này có dấu hiệu không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không có công bố tiêu chuẩn trên nhãn hàng hóa.
Phải chăng phía Liên hiệp khoa học phát triển doanh nghiệp Việt Nam cấp giấy chứng nhận Top10 thương hiệu mạnh theo cảm tính?
Cụm từ: "Thực phẩm hỗ trợ giảm cân" dùng để chỉ cụ thể những sản phẩm có khả năng hỗ trợ giảm cân, được phía cơ quan chức năng công nhận và cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, theo sự ghi nhận của PV với bà Đỗ Phạm Thị Mị Hương thì sản phẩm “Thực phẩm hỗ trợ giảm cân Mị Hương” và sản phẩm “Thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ, eo thon”, 100% organic do bà này làm chủ, chỉ là sản phẩm dạng bột ngũ cốc uống liền, với các thành phần: bột ngũ cốc, sữa bột tách béo, cà phê...
Đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm khi sản phẩm của xưởng sản xuất Mị Hương lưu hành trên thị trường một thời gian rất dài mà không có sự kiểm tra, kiểm soát. Lượng hàng hóa do đơn vị này cung cấp ra thị trường với con số khủng, vậy cơ quan thuế sở tại thu được bao nhiêu?
Rất mong các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Thuận sớm vào cuộc để làm sáng tỏ hoạt động của xưởng sản xuất Mị Hương, cũng như sớm có câu trả lời bạn đọc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin.
Ý kiến của luật sư Trọng Thị Thu Hương, đoàn luật sư TP Hà Nội:
Thứ nhất: Theo như quảng cáo trên bao bì hàng hóa thì 02 loại sản phẩm trên là thực phẩm dùng cho “chế độ ăn đặc biệt” mà đối tượng là người ăn kiêng, người muốn giảm mỡ, giảm cân (nguyên liệu được phối trộn theo công thức đặc biệt) vì trong thành phần của thực phẩm khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng loại.
Thứ hai: Nhãn hàng hóa không có mục “hướng dẫn bảo quản và thông tin cảnh báo” (đây là những nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa là thực phẩm).
Thứ 3: Chữ viết tên hàng hóa có kích thước nhỏ hơn tác dụng của sản phẩm.
Thứ 4: Trên nhãn có ghi “100 % organic”. Đây là hành vi quảng cáo cho sản phẩm “100 % hữu cơ” nhằm mục đích thông tin cho khách hàng biết đây là “thực phẩm hữu cơ”.
Thứ 5: Trên nhãn hàng hóa không thể hiện thông tin liên quan đến chất lượng của hàng hóa. Vậy cơ sở đã thực hiện việc công bố chất lượng sản phẩm chưa (đây là quy định bắt buộc của Nhà Nước).
Bà Đỗ Phạm Thị Mị Hương (chủ cở sở sản xuất) cho phóng viên tạp chí biết :
“02 loại thực phẩm trên và cung ứng sản phẩm ra thị trường với số lượng từ 5000-10.000 sản phẩm các loại/tháng và bán với giá 250.000/ sản phẩm ”.
Người tiêu dùng đặt câu hỏi: liệu xưởng sản xuất với quy mô như bà Mị Hương mô tả thì cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hữu cơ và cho phép sử dụng dấu hữu cơ cho sản phẩm lưu hành trên thị trường chưa? Theo quy định của pháp luật thì điều kiện để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận hữu cơ đòi hỏi nhà sản xuất phải thực hiện trong một hệ sinh thái nghiêm ngặt từ giống, nguồn nước, đất, môi trường… đáp ứng tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ và được kiểm định qua rất nhiều khâu theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ.
Việc cơ sở Mị Hương sản xuất 02 loại thực phẩm trên hướng tới đối tượng là người có nhu cầu giảm mỡ, giảm cân, ăn kiêng. Trên bao bì hàng hóa chứa đựng thông tin có dấu hiệu quảng cáo không đúng bản chất loại sản phẩm, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng về nguồn gốc là thực phẩm hữu cơ. Các cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để kiểm tra, phát hiện sai phạm: nếu cơ sở vi phạm phải được xử lý nghiêm nhằm chấn chỉnh việc sản xuất tràn lan thực phẩm dành cho các đối tượng có chế độ ăn đặc biệt và việc tùy tiện ghi thông tin sai bản chất hàng hóa làm người tiêu dùng lầm tưởng về chất lượng và xuất xứ hàng hóa.
(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết