Cần có chế tài xử lý mạnh hơn về nạn buôn bán sách lậu, sách giả


(CHG) Vấn nạn sách lậu, sách giả, sách kém chất lượng đang diễn ra tràn lan trên thị trường, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Trao đổi với Tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, ông Nguyễn Chí Bính, Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho rằng, cần phải có chế tài xử lý mạnh mẽ để đẩy lùi vấn nạn sách giả, sách lậu.

Đại diện lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam tại buổi khai mạc “Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” - ảnh Thanh Tùng

Sách giả, sách lậu ngày càng tinh vi
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam thời gian qua đã bị ảnh hưởng như thế nào trước vấn nạn sách lậu, sách giả, thưa ông? 
- Ông Nguyễn Chí Bính: Xuất bản phẩm giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) bị in và tiêu thụ lậu đứng đầu về số lượng, về địa bàn, về mức độ thiệt hại. Theo thống kê của NXBGDVN, từ năm 2010 đến nay, đã phát hiện trên 3,3 triệu bản sách, hơn 100.000 đĩa CD và gần 41 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu, tàng trữ để tiêu thụ lậu tại nhiều tỉnh thành trong nước.
Các đối tượng in - phát hành sách giả đã dùng các thủ đoạn ngày càng tinh vi để tổ chức hoạt động in sách giả, phát hành sách giả một cách chặt chẽ, kín đáo nhằm tránh sự kiểm tra, phát giác của các cơ quan chức năng.
Trong nhiều năm qua, NXBGDVN luôn nỗ lực đấu tranh chống in lậu, phát hành sách giả. NXBGDVN đã phối hợp với Bộ Công an và Công an các tỉnh/thành, Tổng cục Quản lí thị trường và Cục Quản lí thị trường các tỉnh/thành phố; Thanh tra ngành thông tin-truyền thông trong việc cung cấp và xác minh thông tin, cung cấp sách mẫu và hồ sơ pháp lý liên quan đến các sản phẩm trong vụ việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất bản phẩm lậu để xử lý theo quy định của pháp luật.

Sách giả in sai nội dung - ảnh Thanh Tùng

Cách giải quyết của NXB GDVN như thế nào trước thực trạng sách lậu, sách giả, thưa ông?
- Ông Nguyễn Chí BínhNXBGDVN đã thực hiện một số biện pháp để ngăn chặn sách giả bán trên thị trường như sau:
Duy trì yêu cầu chuẩn mực cao và tính chính xác đối với chất lượng nội dung và hình thức, mẫu mã sách của NXBGDVN.
Áp dụng công nghệ mới để ngăn ngừa sách giáo dục giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (như tem chống giả đặc thù, tem công nghệ mới dán trên xuất bản phẩm để có quyền truy cập vào tài nguyên, dữ liệu online, ứng dụng nhận diện sách thật sách giả...).
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phương... để phát hiện, xử lý các hành vi in và phát hành sách giả.
Gửi công văn tới Sở GD&ĐT các địa phương thông tin về hệ thống phát hành chính thức của NXBGDVN tại các tỉnh; khuyến cáo giáo viên, phụ huynh, học sinh mua sách tại hệ thống phân phối chính thức của NXBGDVN.
Thực hiện Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
Cuối cùng là kiến nghị các hành vi in và phát hành sách lậu, hay gọi tên đúng hơn là sách giả, cần được xử lý theo điều 192 Bộ Luật Hình sự về tội danh sản xuất và buôn bán hàng giả.
Bên cạnh đó, NXBGDVN luôn khuyến cáo giáo viên, phụ huynh và học sinh tìm mua sách tại hệ thống phân phối chính thức của NXBGDVN, các công ty Sách - Thiết bị trường học địa phương, không mua sách từ các nguồn trôi nổi trên thị trường để tránh mua phải sách in lậu, sách giả.

Sách in lậu mất chữ, sai nội dung bài học - ảnh Thanh Tùng

Xâm phạm bản quyền nghiêm trọng từ xuất bản phẩm lậu
Theo ông, việc xử phạt hành vi buôn bán sách giả, sách lậu theo quy định như hiện nay đã đủ sức răn đe?
- Ông Nguyễn Chí Bính: Trên thực tế, in lậu và buôn bán sách lậu ở Việt Nam đã tồn tại nhức nhối nhiều năm qua, thậm chí ngày càng tinh vi, phát triển ở quy mô lớn. Sách giả, sách lậu vẫn đang được bày bán ở nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn. Sự phát triển của thương mại điện tử cũng có thể sẽ tạo động cơ cho vấn nạn buôn bán sách lậu, sách giả xảy ra trên không gian mạng. Chế tài xử lý các vi phạm trong việc buôn bán, sử dụng sách lậu còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Cần có chế tài xử lý mạnh hơn về nạn buôn bán sách lậu, sách giả hay gọi chung là xuất bản phẩm lậu.
Gần đây, vấn nạn sách giả trên không gian mạng ngày càng phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực do công nghệ 4.0 mang lại, đối tượng cũng lợi dụng không gian mạng để bán sách giả cũng không ít.
Hình thức thứ nhất là bán sách in giả trên mạng. Sách giả sau khi in xong, thay vì bày bán ở các cửa hàng dễ bị kiểm tra, các đối tượng rao bán trên mạng. Cách này khiến người mua cũng như cơ quan chức năng khó phân biệt được sách thật - giả. Chỉ sau khi đặt mua, kiểm tra sách mới biết đó là sách giả.
Hình thức thứ hai là bán sách điện tử giả, copy nội dung sách điện tử thật của nhà xuất bản. Hình thức này thường được gọi là xâm phạm bản quyền. Với sự phát triển của công nghệ, hình thức này đang bùng phát mạnh và cũng có nhiều cấp độ, có khi lấy từng phần, có khi lấy nguyên cuốn sách.

Sách tiếng Anh rất khó phân biệt sách giả, sách thật - ảnh Thanh Tùng

Vậy khi độc giả phát hiện những địa chỉ có dấu hiệu buôn bán sách không chính thống, sách giả, sách lậu thì có thể báo tin ở đâu, thưa ông?
- Ông Nguyễn Chí Bính: Riêng đối với sách của NXBGDVN, chúng tôi luôn sẵn sàng phối hợp cùng các cơ quan chức năng trên mặt trận chống sách giả. Chúng tôi đã thông báo tới Tổng cục Quản lý thị trường số điện thoại cán bộ chuyên trách để sẵn sàng phối hợp khi phát hiện các sách nghi vấn và số điện thoại này cũng đã được Tổng cục Quản lý thị trường thông tin tới các địa phương (Số 0913217625, của ông Nguyễn Đăng Quang, NXBGDVN).
Ông có thể chia sẻ cách nhận diện sách thật - sách giả như thế nào?
- Ông Nguyễn Chí Bính: Để nhận diện sách thật - sách giả, NXBGDVN đã sử dụng tem chống giả đối với tất cả sản phẩm của NXBGDVN. Hiện nay, NXBGDVN sử dụng 2 loại tem chống giả, đó là tem kỹ thuật số và tem hologram. Chúng tôi có chuyên gia trong lĩnh vực này để cùng phối hợp với các cơ quan trong việc phòng chống xuất bản phẩm lậu.
Xin trân trọng cám ơn ông!

Điểm một số vụ in, phát hành sách giáo dục lậu, sách giả với số lượng lớn ở một số năm
Năm 2010: Phát hiện vụ in lậu 50.000 cuốn sách giáo khoa (SGK) tại Hà Nội
Năm 2013: Thu giữ 35.743 bản SGK giả tại nhiều tỉnh
Năm 2015: Thu giữ 51.202 bản SGK và 7 tấn sách lậu đang được đóng xén tại Hà Nội
Năm 2016: Thu giữ  41.503 bản sách in lậu và 1.430 kg sách đang in dở
Năm 2019: Phát hiện 119.602 bản sách lậu và  87.000 đĩa CD giả tại Hà Nội, Bình Định…
Năm 2020: Phát hiện gần 110 nghìn bản sách lậu thành phẩm và trên 7 tấn bán thành phẩm tại nhiều tỉnh thành
Năm 2021: Phát hiện, thu giữ trên 3 triệu cuốn sách giả trong đường dây in, gia công, tiêu thụ sách giả tại Hà Nội và một số tỉnh/thành. Cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều đối tượng liên quan.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3