(CHG) Mùa Trung thu đang đến gần, thị trường bánh hoạt động nhộn nhịp với tất cả các loại hình mua bán khác nhau. Đây là lúc cần phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng các mặt hàng, đặc biệt là an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Liên tiếp bắt giữ bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ
Khi mùa Trung thu đến gần, thị trường các loại bánh phụ vụ cho dịp này lại phong phú, đa dạng… đồng thời kéo theo rất nhiều sản phẩm được làm giả, làm nhái, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc. Để bảo vệ người tiêu dùng, các lực lượng chức năng trên toàn quốc đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phát hiện hàng chục nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Ngày 15/8/2022, Đội QLTT số 3 Cục QLTT Hà Nam phối hợp với Đội 1 Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Nam đã kiểm tra đối với 2 điểm bán hàng bánh Trung thu thời vụ tại khu công nghiệp Châu Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Lực lượng chức năng phát hiện 2 điểm kinh doanh đang có tới gần 3 ngàn chiếc bánh Trung thu mà chủ kinh doanh không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng trên.
Đội QLTT số 3 đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cá nhân về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng số tiền xử phạt 8.000.000 đồng, đồng thời buộc chủ 2 điểm kinh doanh tự tiêu hủy số bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ nêu trên.
Cùng ngày 15/8, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã phát hiện và thu giữ 4.644 sản phẩm phục vụ dịp Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các mặt hàng này gồm: Bánh trứng, xúc xích, gói chân vịt, gà nướng ngũ vị, vịt nướng subaxi, mỳ bò dưa chua, mỳ bò hầm, xì dầu đông cổ, cá biển, hạt hướng dương và nước đóng chai (nước đào ép, trà nhài, nước lê đường phèn, bia yến kinh).
Ngày 16/8, khi đoàn công tác của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang làm nhiệm vụ trên đường Võ Nguyên Giáp (thuộc địa bàn xã Song Khê, thành phố Bắc Giang) đã phát hiện ông Nguyễn Hồng Phúc (trú thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đang vận chuyển 3.630 chiếc bánh dẻo loại 45g/chiếc và 1.445 chiếc bánh dẻo loại 60g/chiếc đi tiêu thụ.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Hồng Phúc không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp số hàng hóa. Ông Phúc thừa nhận toàn bộ số hàng hóa được mua trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời, không có hóa đơn, chứng từ. Tổng trị giá số hàng hóa có giá trị là 19.207.500 đồng.
Ông Hồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định số tiền 12.000.000 đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời bị tịch thu tang vật vi phạm là 5.075 chiếc bánh Trung thu nêu trên.
Giám sát chất lượng bánh trung thu
Theo Cục QLTT TP. Hà Nội, nhiều cơ sở kinh doanh tận dụng lợi thế của thương mại điện tử đã rao bán, chạy quảng cáo trên mạng xã hội, các hội nhóm cộng đồng… Vì thế, Cục QLTT TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tăng cường kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm sử dụng trong dịp Tết Trung thu, đặc biệt là mặt hàng bánh trung thu, rượu bia, nước giải khát, phụ gia thực phẩm..
Ông Chu Xuân Kiên – Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội lưu ý, việc mua bán trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều đối tượng lợi dụng kẽ hở pháp lý của các nền tảng này để kinh doanh các loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được kiểm định chất lượng. Các hành vi này ngày càng tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, giám sát.
Cũng trong thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND về việc đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn Thành phố năm 2022. Hiện các cơ quan chức năng đang lập các đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm phục vụ Tết Trung thu. Đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm; yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bánh Trung thu cam kết không vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm.
Theo bà Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, trước khi các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh Trung thu bước vào vụ chính, các cơ quan chức năng đã có kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, yêu cầu thực hiện đúng quy trình làm bánh Trung thu an toàn.
Bà Hương cũng cho biết, trong tháng này, các đoàn kiểm tra liên ngành của quận sẽ đồng loạt kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất bánh Trung thu tại Hà Nội để giám sát chất lượng sản phẩm, nhanh chóng phát hiện và loại bỏ những sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng.
Khuyến cáo chọn bánh Trung thu an toàn Để chọn bánh Trung thu an toàn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân cần chú ý theo các tiêu chí quy định trong Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đối với sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo (bánh Trung thu). Theo đó bánh Trung thu cần đạt các tiêu chí về thành phần nguyên liệu quy định, yêu cầu cảm quam, các chỉ tiêu lý hoá, giới hạn phụ gia thực phẩm, đóng gói bao bì... Với hàng loạt các tiêu chí khắt khe, TCVN 2020 chính là mốc đánh dấu chất lượng bánh trung thu ngon và an toàn với sức khoẻ người tiêu dùng. Đối với người dân khi mua bánh Trung thu cần quan sát thành phần của nhãn mác: Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản... Sản phẩm ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng. Người tiêu dùng cần sử dụng cảm quan để đánh giá bảo đảm sản phẩm không bị giập nát biến dạng, bao bì không rách, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc hư hỏng và không có mùi khác lạ. Người tiêu dùng nên mua bánh ở những địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: Có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập và được bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất. |
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết