(CHG) 4 lô thuốc viên nén Ophazidon là thuốc uống có tác dụng điều trị giảm đau dây thần kinh, đau đầu, hạ sốt... do Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Nội sản xuất đã bị làm giả.
Hình ảnh số lô sản xuất để phân biệt thuốc Ophazidon giả
Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà nội đã lấy mẫu 4 lô thuốc trên nhãn ghi viên nén Ophazidon do Công ty Dược phẩm Hà Nội sản xuất, SĐK: VD-26803-17, số lô: 290621, sản xuất ngày 8/6/2021, hạn dùng 8/6/2023; lô 390721, sản xuất ngày 15/7/2021, hạn dùng 15/6/2023; lô 504921, sản xuất ngày 20/9/2021, hạn dùng 20/9/02023 và lô 691121, sản xuất ngày 23/11/2021, hạn dùng 23/11/2023.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy các mẫu thuốc này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính, định lượng caffeine và định lượng paracetamol.
Cơ quan chức năng đã xem xét, đối chiếu các mẫu thuốc viên nén Phazidon giả trên do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội cung cấp với mẫu thuốc thật của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội, phát hiện đặc điểm, dấu hiệu phân biệt giữa thuốc giả với thuốc thật.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương và y tế các ngành thông báo cho cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về 4 lô thuốc bị làm giả trên.
Cục yêu cầu các đơn vị phối hợp cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn và xác minh thông tin, truy tìm nguồn gốc sản phẩm Ophazidon giả nêu trên. Đồng thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc Ophazidon giả.
Phối hợp các cơ quan truyền thông, thông tin tới cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Ophazidon giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên.
Trước đó, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh Cao Bằng cũng xác định mẫu thuốc Ophazidon số đăng ký: VD-26803-17; số lô: 480821, ngày sản xuất 17/8/2021, hạn dùng 17/8/2023 của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội là sản phẩm giả mạo.
Vụ việc còn đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ. Tuy nhiên, việc làm giả cùng một loại thuốc với các số lô khác nhau, chứng tỏ đây là hành vi làm giả có tổ chức, cần phải được ngăn chặn triệt để, thông qua chế tài nghiêm khắc nhằm tạo tính răn đe.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết