(CHG) Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra cảnh báo về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Hàu sâm Fastro Men có chứa N-Desmethyl Tadalafil ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Sản phẩm Hàu sâm Fastro men có chứa chất cấm
Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế vừa nhận được kết quả kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia về mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hàu sâm Fastro men (số lô 010422, hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất 12/4/2022).
Mẫu sản phẩm được lấy tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Bionex medical – chi nhánh Hưng Yên (đường D1, khu công nghiệp Yên Mỹ II, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Sản phẩm có quy cách đóng gói hộp 10 gói nhỏ x 6 viên, do Công ty TNHH dược phẩm & dinh dưỡng quốc tế STARLIFE Việt Nam (132-134 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm có chứa chất cấm N-Desmethyl tadalafill.
Tadalafil là chất gây ức chế phosphodiesterase 5, phổ biến dùng để điều trị rối loạn cương dương. Ngoài ra, Tadalafil cũng được dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt (u tuyến tiên liệt lành tính).
Do làm giãn cơ trơn ở tuyến tiền liệt và bàng quang nên thuốc giúp làm giảm các triệu chứng tiểu khó, tiểu yếu và nhu cầu cần đi tiểu thường xuyên hoặc gấp gáp. Tadalafil cũng có thể có trong một biệt dược khác để điều trị tăng huyết áp ở phổi. '
Desmethyl tadalafill bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì có nguy cơ tác động tới huyết áp, tim mạch.
Cục An toàn thực phẩm đã ban hành quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm và đang xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Theo khoản 5, điều 6, Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500-700 triệu đồng. Ngoài ra có thể đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định, tùy theo mức độ vi phạm. Điều 317, Bộ luật Hình sự 2015 quy định, hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm thì bị phạt tiền từ 50- 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01-05 năm. |
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết