(CHG) Gần đây, người tiêu dùng dễ dàng mua được nhiều sản phẩm giảm cân với quảng cáo hứa hẹn về hiệu quả "thần tốc" của sản phẩm. Nhưng ít ai biết các sản phẩm đó chứa hàm lượng chất cấm gây hại sức khoẻ.
Một số sản phẩm giảm cân bán trên thị trường
Hiện nay người tiêu dùng dễ dàng mua được nhiều sản phẩm giảm cân trên các sàn thương mại điện tử với giá từ 200.000 - 400.000 đồng/sản phẩm với nhiều lời quảng cáo sẽ giảm cân theo ý muốn. Tuy nhiên, qua các vụ việc bị cơ quan chức năng phát giác, nhiều sản phẩm giảm cân trên thị trường có chứa chất cấm Sibutramine.
Cụ thể, theo kết quả xét nghiệm từ Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng đo lường 1 - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng công bố ngày 22/6/2022 phát hiện 4 sản phẩm giảm cân có chất cấm Sibutramine bao gồm: Bột sữa tách béo Emo Milk chứa chất cấm Sibutramine 70,18mg/kg; Bột trà cam hòa tan Vita C chứa chất cấm Sibutramine 78,09%/kg; Bột trà chanh hòa tan Lemon chứa chất cấm Sibutramine 85,72%/kg; Bột cafe hòa tan 3 trong 1 Emo Coffee chứa chất cấm Sibutramine 29,59%/kg.
Theo Cục An toàn thực phẩm, căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BYT, Sibutramine thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sibutramine là một loại tân dược, không được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm chức năng. Hoạt chất Sibutramine từng được kê đơn thuốc giúp giảm cân, nhưng sau đó đã bị cấm tại Singapore từ năm 2010 do làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tại Việt Nam, từ năm 2011, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine. Và đã đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng đã rút số đăng ký của tất cả các thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine. Nhưng hiện nay lại xuất hiện chất cấm đó trong các sản phẩm giảm cân.
Để an toàn cho người sử dụng, các cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm nghi ngờ hay chứa chất cấm. Nếu phát hiện các sản phẩm chứa Sibutramine lưu hành trên thị trường, người tiêu dùng cần thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết